Nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia Lai đang triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Mục tiêu của tỉnh năm 2025 là nằm trong top 30 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đồng thời Chỉ số xanh (PGI) tăng điểm, tăng bậc so với năm trước.

Mới đây, UBND tỉnh đã xin chủ trương triển khai thí điểm mô hình “Cà phê doanh nhân”. Đây được coi là động thái quyết liệt trong việc xây dựng chính quyền phục vụ, của dân, do dân và vì dân; nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ hành chính công theo hướng hiện đại, nhanh chóng, thuận tiện.

Khi mô hình “Cà phê doanh nhân” được triển khai, các doanh nhân, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo UBND tỉnh để nêu ý kiến, kiến nghị, đề xuất liên quan đến việc tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.

gia-lai-tiep-tuc-ra-soat-tong-hop-de-kien-nghi-voi-cac-bo-nganh-co-tham-quyen-thao-go-triet-de-cac-rao-can-doi-voi-hoat-dong-dau-tu-kinh-doanh-do-chong-cheo-khong-hop-ly-anh-ha-duy.jpg
Gia Lai tiếp tục rà soát, tổng hợp để kiến nghị với các bộ, ngành có thẩm quyền tháo gỡ các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh. Ảnh: H.D

Cũng trong thời gian gần đây, lãnh đạo tỉnh đã có nhiều buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương để nắm bắt tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ, nhất là những khó khăn, vướng mắc, từ đó chỉ đạo tháo gỡ. Đặc biệt, tại buổi làm việc với UBND TP. Pleiku ngày 15-1-2025, bên cạnh những chỉ đạo liên quan đến công tác quy hoạch, đầu tư công...

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung nhấn mạnh: “Những vấn đề đang vướng mắc, lãnh đạo thành phố có thể gọi điện trực tiếp cho Chủ tịch UBND tỉnh để nhanh chóng tháo gỡ”.

Những động thái đó cho thấy tỉnh đang hết sức nỗ lực trong việc cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh để phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển theo hướng giảm chi phí tuân thủ, thúc đẩy tinh thần kinh doanh, khuyến khích đổi mới sáng tạo; đồng thời củng cố niềm tin, tạo điểm tựa cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

Đầu năm 2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 155/KH-UBND triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó, UBND tỉnh xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, đảm bảo triển khai kế hoạch kịp thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp ở tất cả các cấp, ngành; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện.

gia-lai-trien-khai-nhieu-giai-phap-de-cai-thien-moi-truong-kinh-doanh-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-quoc-gia-anh-ha-duy.jpg
Gia Lai triển khai nhiều giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ảnh: H.D

Những mục tiêu quan trọng của kế hoạch chính là triển khai thực hiện có hiệu quả giải pháp khắc phục, nâng cao chỉ số PCI, PGI; tập trung phấn đấu cải thiện 6 nhóm giải pháp trọng tâm và 10 chỉ số thành phần. Đặc biệt là phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố phụ trách đầy đủ 142 chỉ số con thuộc 10 chỉ số thành phần PCI và 41 chỉ số con thuộc 4 chỉ số thành phần PGI.

Trong đó, chú trọng khắc phục những chỉ số giảm điểm như: tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, tính năng động tiên phong của chính quyền, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự. Bên cạnh đó, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập.

Cụ thể, phấn đấu số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) năm 2025 tăng ít nhất 10% so với năm 2024; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2025 tăng dưới 10% so với năm 2024.

Ông Đinh Hữu Hòa-Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-cho biết: “Sở được giao chủ trì thực hiện việc rà soát, nghiên cứu, cải cách quy trình xử lý để cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư so với quy định tại các văn bản pháp luật; tổng hợp những bất cập, vướng mắc trong thực hiện dự án đầu tư; nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh để đề xuất UBND tỉnh kiến nghị với Trung ương, các bộ, ngành có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.

Đồng thời, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh kiến nghị với Trung ương, các bộ, ngành có thẩm quyền tháo gỡ triệt để các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác nhau của các quy định pháp luật; nhận diện các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư và triển khai các dự án đầu tư để tham mưu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn hoặc đề xuất hướng xử lý những vướng mắc thuộc chức năng và thẩm quyền quy định”.

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 8-1-2025 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025, lãnh đạo Sở Công thương yêu cầu trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc chú trọng thực hiện công tác cải cách hành chính, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhằm tăng cường thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Giám đốc Sở Công thương Phạm Văn Binh cho hay: “Sở giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng. Theo đó, Phòng Quản lý năng lượng chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan trong thực hiện quy trình thủ tục tiếp cận điện năng, phấn đấu chỉ tiêu tiếp cận điện năng thực hiện trong thời gian không quá 12 ngày; phấn đấu đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 100% số xã đạt tiêu chí điện nông thôn.

Phòng Quản lý thương mại chủ trì triển khai thực hiện các giải pháp khuyến khích, tạo điều kiện phát triển thị trường trong nước, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu, các nhóm hàng xuất khẩu thế mạnh của tỉnh.

Văn phòng Sở chủ trì tham mưu về việc tiếp tục cải thiện các yếu tố môi trường kinh doanh theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, nâng cao chỉ số tính minh bạch”.

Có thể bạn quan tâm

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

(GLO)- Việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực, thúc đẩy thị trường tiêu thụ, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu… là những giải pháp quan trọng để ngành công nghiệp của tỉnh Gia Lai tăng trưởng nhanh trong năm 2025.

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Gia Lai triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Gia Lai triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 20-1-2025 về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8-1-2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh tuyệt đối không sử dụng các hoá chất cấm, hoá chất độc hại trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản. Ảnh: Hồng Thương

Gia Lai cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn số 391/SNNPTNT-QLCLNLSTS gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông-lâm-thủy sản trên địa bàn tỉnh về việc cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm các nước nhập khẩu.