Nô lệ tình dục thời hiện đại - Mafia, tiền và máu - Kỳ 3: Bản 'cáo bạch' buôn cô dâu ở Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo báo cáo tổng kết cuối năm 2019 của cảnh sát Myanmar, phần lớn các vụ buôn người trong năm 2019 đều liên quan đến nạn cưỡng ép kết hôn với nam giới Trung Quốc (196/239 vụ, chiếm tỉ lệ 82%).

Cảnh sát Phnom Penh (Campuchia) thẩm vấn nghi can buôn cô dâu sang Trung Quốc vào tháng 3-2020 - Ảnh: AIM
Cảnh sát Phnom Penh (Campuchia) thẩm vấn nghi can buôn cô dâu sang Trung Quốc vào tháng 3-2020 - Ảnh: AIM
Do nam thừa nữ thiếu, nạn buôn cô dâu sẽ tiếp tục là mối đe dọa lớn ở Trung Quốc trong nhiều năm nữa.
ZHONGLIANG HUANG và WENGUO WENG
Hầu hết nạn nhân là phụ nữ tản cư do chiến cuộc tạm trú trong các trại tị nạn ở hai bang Kachin và Shan giáp biên giới Trung Quốc. Bọn buôn cô dâu bỏ túi từ 3.500-14.500 USD nhưng chỉ đưa lại 10% cho gia đình nạn nhân. Chúng còn trơ tráo ép gia đình phải trả tiền chuộc nếu muốn mang con gái về.
Buôn cô dâu trong nội địa
Trong nghiên cứu với đầu đề "Phân tích mạng lưới di dân địa lý liên quan đến tội phạm buôn bán cô dâu từ năm 2000-2018 ở Trung Quốc" đăng trên trang web nghiên cứu ScienceDirect vào tháng 1-2020, hai tác giả Zhongliang Huang và Wenguo Weng ở Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) xác định mạng lưới buôn bán cô dâu ở Trung Quốc hình thành ở ba cấp (cấp tỉnh, cấp thành phố và cấp huyện/thị).
Hai tác giả đã khảo sát 2.273 vụ buôn bán cô dâu ở cấp tỉnh và cấp thành phố cùng với 1.977 vụ ở cấp huyện/thị trong dữ liệu hồ sơ tòa án. Có hai đánh giá chung được ghi nhận. Một là tội phạm buôn bán cô dâu xuất phát từ các khu vực miền núi và giáp biên chuyển dịch vào đồng bằng và sâu trong nội địa Trung Quốc. Hai là phần lớn tội phạm buôn bán cô dâu bùng phát ở số ít thành phố chứ không đại trà.
* Mạng lưới buôn bán cô dâu cấp tỉnh: Phần lớn số vụ được thực hiện trong phạm vi tỉnh, tức ở cự ly ngắn. Tám tỉnh nóng nhất về tội phạm buôn bán cô dâu gồm Vân Nam, Hà Nam, Quảng Tây, Cát Lâm, An Huy, Quý Châu, Nội Mông và Hà Bắc. Trong tám tỉnh này có ba tỉnh đông dân, kém phát triển (Hà Nam, An Huy, Hà Bắc) và trong năm tỉnh còn lại hầu hết là tỉnh vùng biên có tỉ lệ dân tộc thiểu số cao.
Các điểm xuất phát nạn buôn bán cô dâu tập trung ở các tỉnh Vân Nam, Cát Lâm, Quảng Tây, Hồ Bắc và Quý Châu. Buôn cô dâu liên tỉnh tập trung ở các tỉnh Vân Nam, Hà Nam, Quảng Đông, An Huy và Quảng Tây, chiếm 62,97% số vụ liên tỉnh. Đặc biệt 92,66% số phụ nữ mất tích là nạn nhân bị buôn bán làm cô dâu ở tỉnh Hà Nam.
* Mạng lưới buôn bán cô dâu cấp thành phố: Bọn tội phạm hoạt động bên trong thành phố tương tự như ở cấp tỉnh. Ba địa phương dẫn đầu về buôn bán cô dâu trong nội thành gồm Nam Dương (tỉnh Hà Nam), Thương Khâu (tỉnh Hà Nam) và Văn Sơn (tỉnh Vân Nam). Nếu tính tổng số vụ cả trong lẫn ngoài thành phố, Văn Sơn và Nam Dương là hai thành phố nóng nhất. 
Tổng cộng có 38 thành phố được xác định là các điểm nóng. Phần lớn thuộc các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, Quảng Tây, An Huy, Quý Châu, Vân Nam, Thiểm Tây và Hà Bắc.
* Mạng lưới buôn bán cô dâu cấp huyện/thị: 18/20 địa phương là điểm nóng xuất phát cô dâu tọa lạc ở ba tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Cát Lâm. 20 huyện/thị thuộc điểm đến nóng nhất của cô dâu thuộc chín tỉnh gồm Hà Nam, Vân Nam, Hà Bắc, An Huy, Hồ Nam, Quảng Tây, Giang Tây, Quảng Đông và Cam Túc. 
Nói chung, bản đồ phân bố các điểm nóng ở cấp huyện/thị cơ bản trùng khớp với các mạng lưới cấp tỉnh và cấp thành phố.
Các điểm nóng cấp huyện/thị đều nghèo đói (nằm trong danh sách xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc), khả năng tài chính eo hẹp, quỹ giáo dục không đầy đủ, cơ sở hạ tầng thiếu thốn và thu nhập bình quân đầu người rất thấp. 
Ngoài ra, tỉ lệ mất cân bằng giới tính nam rất cao ở các địa phương này. Đáng chú ý có tới 75% huyện/thị là địa phương nghèo, từ đó cho thấy nghèo đói là một trong những yếu tố liên quan đến tội phạm buôn bán cô dâu.

Nhiều nạn nhân
Nhiều nạn nhân "cô dâu" bị buôn sang Trung Quốc đã sa vào ổ mại dâm - Ảnh: AFP
Các mạng lưới cô dâu nước ngoài
Hai nhà nghiên cứu Zhongliang Huang và Wenguo Weng xác định trong 2.273 vụ khảo sát có 39,29% (893 vụ) liên quan đến tội phạm buôn cô dâu từ nước ngoài. Trong số đó nhiều hơn hết là cô dâu là nạn nhân buôn người đến từ Việt Nam (497 vụ), Myanmar (199 vụ) và CHDCND Triều Tiên (169 vụ), chiếm tỉ lệ lần lượt 55,66%, 22,28% và 18,92%. 
Nói chung đại đa số cô dâu nước ngoài là nạn nhân buôn người từ các khu vực biên giới và bị phát hiện bên trong Trung Quốc đại lục.
Văn Sơn và Hồng Hà thuộc tỉnh Vân Nam giáp Việt Nam là các thành phố điểm nóng xuất phát của cô dâu Việt Nam bị lừa bán sang Trung Quốc. Các điểm đến của cô dâu gồm có Văn Sơn (Vân Nam), Lâu Để (Hồ Nam), Tuyên Thành (An Huy), Tín Dương (Hà Nam) và Thượng Nhiêu (Giang Tây).
Phần lớn cô dâu Myanmar bị bán đến bốn thành phố của tỉnh Vân Nam gồm Đức Hoành, Lâm Thương, Côn Minh, Phổ Nhĩ giáp biên giới Myanmar. Các thành phố đứng đầu về số cô dâu Myanmar lần lượt là Bình Đỉnh Sơn (Hà Nam), Chu Khẩu (Hà Nam), Nam Dương (Hà Nam), Phụ Dương (An Huy) và Tế Nguyên (Hà Nam).
Đối với cô dâu CHDCND Triều Tiên, ba thành phố điểm nóng gồm có Bạch Sơn, Tùng Nguyên và Diên Biên đều thuộc tỉnh Cát Lâm. Bốn điểm đến hàng đầu là Tần Hoàng Đảo (Hà Bắc), Triều Dương (Liêu Ninh), Xích Phong (Nội Mông) và Hô Luân Bối Nhĩ (Nội Mông).
Nếu tính cự ly theo đường thẳng giữa điểm xuất phát và điểm đến, cự ly di chuyển bình quân của nạn nhân đến từ Việt Nam, Myanmar và CHDCND Triều Tiên lần lượt là 944,9 ± 758 km, 1.665,7 ± 631,8 km và 508,7 ± 367,7 km. 
Các địa điểm nhập cảnh tập trung được xác định ở biên giới Trung-Việt (nạn nhân Việt Nam), ở giữa và nam biên giới Trung Quốc-Myanmar (nạn nhân Myanmar) và huyện Trường Bạch ở thượng nguồn sông Áp Lục (nạn nhân CHDCND Triều Tiên).
Các địa điểm nhập cảnh nóng đều có điều kiện giao thông và vị trí địa lý thuận tiện. Ví dụ Hà Khẩu thuộc tỉnh Vân Nam (chiếm 18,91% nạn nhân Việt Nam) có cảng lớn, đường cao tốc và đường sắt nối với Lào Cai.
Thụy Lệ thuộc tỉnh Vân Nam (chiếm 29,65% nạn nhân Myanmar) là cửa khẩu biên giới lớn có nhiều đường cao tốc kết nối với Myanmar. Huyện Trường Bạch (chiếm 60,95% nạn nhân Triều Tiên) có sông Áp Lục chảy chậm và cạn nên thường được bọn đưa người và bọn buôn lậu lựa chọn.
Hai tác giả Zhongliang Huang và Wenguo Weng dự báo dù Trung Quốc có nỗ lực, tội phạm buôn bán cô dâu sẽ tiếp tục là mối đe dọa lớn do cấu trúc giới tính mất cân bằng (nam thừa nữ thiếu) và lợi nhuận khổng lồ thu được. 
Một phát hiện đáng lo ngại là 32,95% số cô dâu bị buôn bán là người Trung Quốc đã mắc bệnh tâm thần. Hầu hết nạn nhân mắc bệnh tâm thần đi lạc đã bị bọn tội phạm lừa bán làm vợ. Cự ly di chuyển bình quân của họ là 266,1 ± 528,2 km, tức ngắn hơn so với cô dâu khỏe mạnh (931,9 ± 750,1 km).
Mất cân bằng giới tính từ lâu đã trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng ở Trung Quốc. Cũng từ đó mà tội phạm buôn bán cô dâu bùng nổ vào cuối thập niên 1970. Nguyên nhân do chính sách một con áp dụng rất lâu (từ năm 1979-2015) và quan niệm "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" ở Trung Quốc.
Đến năm 2020, số nam giới Trung Quốc trong độ tuổi kết hôn nhiều hơn nữ giới ít nhất 30 triệu người. Điều này có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề như áp lực hôn nhân đối với nam giới, tội phạm tình dục gia tăng và tình cảm chống đối xã hội cũng tăng.

_____________________________________

Kỳ tới: Lật mặt những con quỷ ấu dâm
Nhà báo điều tra nữ Lydia Cacho đã vạch trần đường dây bóc lột tình dục trẻ em ở Mexico. Dù bị trả thù, cô vẫn kiên trì bảo vệ các nạn nhân bị xâm hại.
HOÀNG DUY LONG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.