Nợ của doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục tăng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Báo cáo giám sát của Quốc hội cho thấy, trong giai đoạn 2011-2016, nợ của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã gia tăng lên tới 1,6 triệu tỷ đồng.
 

Doanh nghiệp Nhà nước đang phải
Doanh nghiệp Nhà nước đang phải "gánh" số nợ khổng lồ, lên tới 1,6 triệu tỷ đồng.

Trong phiên thảo luận sáng 28-5 tại Hội trường, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, cho biết tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp Nhà nước cao, tăng 26% so với năm 2011 (từ gần 1,3 triệu tỷ đồng lên hơn 1,6 triệu tỷ đồng). Hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các DNNN đạt 2,1% năm 2015, thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2015 là 5,5%).

Một số DNNN hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu thấp hơn chi phí vay vốn trung bình của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản cao. Tại một số DNNN còn xảy ra tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản nhà nước", ông Vũ Hồng Thanh chỉ rõ.

Hầu hết các doanh nghiệp qua thanh tra, kiểm toán đều vi phạm pháp luật ở các mức độ khác nhau, một số DNNN thực hiện thủ tục đầu tư, đấu thầu, mua sắm tài sản không đúng quy định; huy động, quản lý, sử dụng vốn đầu tư dàn trải, tùy tiện, đầu tư ngoài ngành, ngoài doanh nghiệp không đúng quy định, góp vốn dàn trải dẫn đến lãng phí, thiếu hiệu quả, một số dự án đầu tư ngoài ngành tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mất vốn cao.

Cụ thể, TĐ Dầu khí đầu tư vào Ngân hàng Đại dương Oceanbank bị mất 800 tỷ đồng; TĐ Công nghiệp - Than Khoáng sản đầu tư ra nước ngoài không có hiệu quả, dẫn đến có khả năng bị thiệt hại 363,3 tỷ đồng; TĐ Hóa chất đầu tư tài chính dài hạn vào 05 công ty (Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty CP phân đạm và hóa chất Hà Bắc, Công ty CP DAP-Vinachem, Công ty CP DAP số 2 – Vinachem, Công ty TNHH Hóa chất và muối mỏ Việt Lào) với tổng số vốn đầu tư 6.836,75 tỷ đồng đang tiềm ẩn nguy cơ khó thu hồi vốn…

Hoạt động đầu tư tài chính vi phạm nghiêm trọng gây mất vốn hoặc thiệt hại lớn. Trong đó, phải kể đến việc đầu tư tài chính dài hạn của TĐ Hóa chất Việt Nam vào 05 công ty (Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty CP phân đạm và hóa chất Hà Bắc, Công ty CP DAP-Vinachem, Công ty CP DAP số 2 – Vinachem, Công ty TNHH Hóa chất và muối mỏ Việt Lào) với tổng vốn đầu tư là 6.836,75 tỷ đồng, chiếm 53,8% tổng vốn đầu tư tài chính, đang tiềm ẩn nguy cơ khó thu hồi vốn.

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nêu rõ: Phải kiên quyết thoái hết vốn đầu tư ngoài ngành tại các doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị quyết cũng nhấn mạnh đến việc quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, nhất là vay nợ nước ngoài, các dự án đầu tư trong nước và ở nước ngoài, nguồn vốn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước.

Tính đến cuối năm 2016, cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: 7 tập đoàn kinh tế, 67 tổng công ty nhà nước, 17 công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con, 492 doanh nghiệp độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương.

Trần Ngọc/VOV

Có thể bạn quan tâm

Đức Long Gia Lai nói gì về số nợ vượt quá tài sản?

Đức Long Gia Lai nói gì về số nợ vượt quá tài sản?

Kiểm toán cho rằng, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục nhưng Đức Long Gia Lai khẳng định, những vấn đề ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của công ty đã tồn tại liên tục từ năm 2022 đến nay.
Nhiều tập đoàn nước ngoài 'đổ bộ' vào Việt Nam

Nhiều tập đoàn nước ngoài 'đổ bộ' vào Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, hàng loạt tập đoàn lớn của nước ngoài đã 'đổ bộ' đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác như Boeing, Walmart, Central Retail… Chỉ tính từ đầu tháng 9 đến nay, đã có gần 1.000 doanh nghiệp thuộc 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Thích ứng với rào cản xanh

Thích ứng với rào cản xanh

Sau 3 năm triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), kỳ vọng tăng trưởng thương mại đã thành hiện thực. Nhiều mặt hàng xuất khẩu lợi thế của Việt Nam như: dệt may, da giày, thủy sản, nông sản… đều ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.
Gia Lai: Thu hồi đất các trường hợp thuê đất không đưa vào sử dụng

Gia Lai: Thu hồi đất các trường hợp thuê đất không đưa vào sử dụng

(GLO)- Ngày 19-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 73/2023/QĐ-UBND quy định cụ thể việc thu hồi đất đối với trường hợp bên thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ra mắt Hiệp hội Cửa Việt Nam tỉnh Gia Lai

Ra mắt Hiệp hội Cửa Việt Nam tỉnh Gia Lai

(GLO)- 

Tối 16-9, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace, Hiệp hội Cửa Việt Nam tỉnh Gia Lai long trọng tổ chức lễ ra mắt và chính thức đi vào hoạt động. Dự buổi lễ có ông Ngô Quốc Huân-Chủ tịch Hiệp Hội Cửa Việt Nam; lãnh đạo Hiệp hội Cửa Việt Nam tỉnh Gia Lai và khoảng 600 hội viên của Hiệp hội.

Lật tẩy đường dây nhập lậu điều, chiếm đoạt hơn 120 tỷ đồng thuế

Lật tẩy đường dây nhập lậu điều, chiếm đoạt hơn 120 tỷ đồng thuế

Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3) thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan vừa bóc trần thủ đoạn gian dối của một doanh nghiệp tại Bình Dương khi khai báo nhập khẩu 78.000 tấn điều để sản xuất xuất khẩu nhưng lại bán vào thị trường nội địa để trốn thuế, với số tiền chiếm đoạt hơn 120 tỷ đồng.
Kiến tạo các thị trường hiệu quả

Kiến tạo các thị trường hiệu quả

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, 'sức khỏe' doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện khi từ đầu năm 2023 đến nay số doanh nghiệp trong cả nước rời khỏi thị trường tiếp tục gia tăng, bình quân mỗi tháng có đến 16.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, rất cần kiến tạo được các thị trường vận hành hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu phát triển.