Những vòm xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tôi khá bận rộn nên chẳng mấy khi cầm chổi quét đi những chiếc lá rụng trước nhà. Tôi cũng không có khiếu làm họa sĩ để vẽ những cành đầy lộc tươi non. Mọi liên tưởng hình dung, tôi đều cất vào câu chữ ghi trong cuốn sổ như một kho báu của cảm xúc. Lâu lâu quên khuấy, lúc mở ra thì mực đã ố, giấy đã vàng, thấy lại những con chữ ngả nghiêng chứa đựng xúc cảm của một hôm nào thật... ngô nghê.

Vậy mà, khi ngước lên thấy một vòm xanh toàn bích của thiên nhiên thì cảm nhận khác hẳn, chỉ còn lại sự trong trẻo, nhẹ nhàng, tựa như liều thuốc xoa dịu những vết thương trong tâm hồn.

Tôi nhớ tiếng hót của chim chào mào thánh thót giữa ban trưa. Một con chim có thể chỉ quanh quẩn một vùng, hết tha rác kết tổ, đẻ trứng, nuôi con, dạy chúng tập chuyền, tập bay rồi lại bắt đầu hành trình mới, y như thế mà không hề biết than thân, không cảm thấy áp lực; trong khi con người nhìn vào đó và nhận ra những đổi thay của đời mình.

Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang

Hè năm đó, ở tuổi mười bảy, tôi đã leo lên vòm xanh ấy. Đó là sự trưởng thành của một cậu bé vốn sợ độ cao, vốn coi chuyện leo trèo là việc khó như lên trời. Nhận ra cái tổ chim xinh xắn, tôi đã rắp tâm sẽ đợi những quả trứng nở ra để bắt lấy con non về nuôi, mang tiếng chim trời về khoảng sân của mình. Nhưng tôi không biết được rằng, giữa đời người dài rộng và vòng đời của loài chim đâu có song hành. Khi tôi trải qua mùa thi bận rộn để tạo lập tương lai cho mình và trèo lên mái nhà để ngó lại cái tổ ấy thì những chú chim non đã bay đi. Qua mỗi buổi trưa lích chích chuyền cành, chúng lại lớn thêm, mạnh mẽ, quả quyết hơn sự hình dung của một cậu bé rụt rè như tôi. Tôi đem điều đó nói với những người lớn và đều nhận được nụ cười. Họ cười vì tôi quá ngây thơ nhưng vòm xanh ấy đã dạy cho tôi bài học đầu tiên: chẳng có ai đợi ta, chẳng có ai chờ ta như lũ bạn ngày nào rủ mình đi học, đến lúc phải tự mạnh mẽ tìm lối đi riêng cho mình.

Từ hôm ấy, tôi ít khi ngước lên ngắm những vòm xanh. Tôi mải miết đi thật nhanh, ném mình vào những dự định, những cuộc hẹn gấp gáp. Trước mắt tôi là giờ tan tầm, là chiếc kim đồng hồ vội vã, là tiếng chuông điện thoại luôn vang bên tai những lời giục giã, trách móc. Hàng ngày, tôi làm việc trên những tầng cao, cửa sổ view xuống phố, xuống hàng cây đang đội nắng, hứng gió và phủ đầy bụi. Với tôi, cây chỉ còn là chỗ che mát cho chiếc ô tô hàng ngày, là chút ký ức vẩn vơ mà ông tôi vẫn thường kể về ngày đào vét sỏi đá, lấy đất bùn từ dưới hồ lên để trồng…

Một lần, vừa xuống xe sau chuyến du lịch, tôi ngỡ ngàng vì thấy đôi ba chiếc xe cẩu xuất hiện trên phố. Con đường trước cửa nhà tôi đã xuống cấp, phố cần diện mạo mới, vỉa hè cần được bó lại, nền đường được trải lớp nhựa mới. Nhưng có lẽ vì để mở rộng lòng đường mà người ta phải chặt hạ cả hàng cây đã lâu năm.

Chỉ trong một tuần lễ, cả khu phố mát rượi ngày nào giờ đã trơ trọi dưới nắng. Chúng ta chỉ cần 3-4 tháng để xây cất ngôi nhà nhưng phải mất đến cả chục năm mới có một hàng cây xanh mát như thế. Khi đường đã làm xong, những ô vuông được lát đá xung quanh, nhiều loại cây được mang đến trồng đều còi cọc và héo úa dần. Tôi nhìn ra cửa sổ nhớ hàng cây xưa cũ phía bên cổng trường. Mới đó đã gần hai mươi năm, không biết những tiếng chim thuở ấy giờ lưu lạc nơi nào. Vòm xanh mát tưởng như bất tận, tưởng như bất biến giờ chỉ còn trong nỗi nhớ.

Chiều, tôi rủ con trai ra trồng một cây mà người nhà đã đánh cẩn thận và gửi từ quê ra. Con tôi bày tỏ niềm thích thú. Từ hôm đó, chiều nào con cũng xách nước tưới, đưa tay đo ngọn cây xem đã cao thêm được chút nào. Cây hình như biết được yêu chiều nên cũng “nũng nịu” mà lớn lên rất chậm. Cũng phải thôi, nó đâu còn sống giữa núi đồi thanh khiết mà hàng ngày phải hứng đủ nắng gắt, mưa rào, khói bụi và muôn nỗi cực nhọc của phố thị.

Rồi cây cũng lớn lên, che mát một khoảng vỉa hè và bắt đầu có tiếng chim ngơ ngác tìm về. Lúc này, con trai tôi đã lớn, lộc ngộc, ham chơi. Một chiều, khu phố mất điện, con ngồi dưới gốc cây, tay phe phẩy quạt sau khi đi đá bóng về. Tôi bảo, con hãy nhìn lên vòm xanh kia, đó là khoảng bình yên, lặng lẽ nhất của nơi này. Con nhìn theo tay tôi chỉ và thích thú khi thấy một cánh diều của bọn trẻ bị mắc trên đó.

Tuổi thơ của mỗi người diễn ra theo những cách khác nhau. Tôi biết không phải ai cũng giàu cảm xúc nhưng trong cuộc đời luôn có những điều nhỏ bé và thú vị mà một ngày nào đó ta bất chợt nhận ra.

Có thể bạn quan tâm

 Âm thanh mùa hạ

Âm thanh mùa hạ

(GLO)- Quê tôi có cụm từ “nắng de (ve) kêu” để chỉ cái nắng gay gắt khi vào hè. Do vậy, buổi trưa khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc dàn đồng ca của lũ ve sầu đinh tai nhức óc ở hàng cây mù u hai bên đường làng cất lên.
Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.
Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Mùa gặt

Mùa gặt

(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
Ly cà phê tím

Ly cà phê tím

Sông Túy Loan tím ngát. Những vệt ráng mây in bóng tím. Dãy núi xa xa in bóng tím. Đó là khi hoàng hôn, khi trời nước hoàng hôn, khi lòng người hoàng hôn! Nước nhuốm màu tâm trạng gã “trai Quảng” đã cũ, đã đi qua quãng đời gập ghềnh, sóng gió, nay về soi mặt vào sông quê.
Khoảng lặng bình yên

Khoảng lặng bình yên

(GLO)- Hàng ngày, cửa sổ phòng tôi vẫn mở về phía núi. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ, chỉ cần phóng tầm mắt ra xa, nhấp một ngụm trà là đã có thể tự hào với bạn bè rằng mình thuộc về núi rừng và phố núi luôn là “background” phía sau cuộc đời mình.
Mùa trâm chín

Mùa trâm chín

(GLO)- Thấy cô bạn chia sẻ hình ảnh những quả trâm chín đựng trong chiếc nón lá với dòng status “Tuổi thơ dữ dội”, lòng tôi trào dâng bao hoài niệm. Những quả trâm chín tím mọng kia chính là một phần của tuổi thơ tôi.