Những thực phẩm 'bình dân' giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dưa hấu, sữa chua, bơ, đậu... là những thực phẩm rất dễ tìm và giá cả hoàn toàn bình dân để bạn đưa vào chế độ ăn thường xuyên, tăng cường sức khỏe tim mạch.

 

Sữa chua ít béo có lợi cho tim mạch
Sữa chua ít béo có lợi cho tim mạch



Việc lựa chọn thực phẩm cho chế độ ăn hằng ngày có thể giúp ích cho sức khỏe tim mạch. Do đó, bạn hãy lưu tâm thật kỹ những món rất bình dân nhưng cực có lợi cho tim mạch dưới đây, theo khuyến nghị của Livestrong.

Dưa hấu

Dưa hấu đáp ứng sở thích ăn ngọt của bạn vừa cung cấp một lượng lớn chất xơ cùng hợp chất chống oxy hóa. Dưa hấu còn chứa nhiều lycopene, được cho có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư. Trong loại quả hơn 90% là nước này dồi dào vitamin A, C cũng như các khoáng chất kali và magiê.


 

Dưa hấu giá cả bình dân, dễ tìm nhưng là thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch
Dưa hấu giá cả bình dân, dễ tìm nhưng là thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch


Sữa chua

Sữa chua có thể chống lại các bệnh về nướu, yếu tố thường dẫn đến tăng nguy cơ bệnh tim. Bạn có thể trộn trái cây tươi vào ly sữa chua ít béo để tăng hương vị và bổ sung các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, các vitamin, chất xơ và probiotics có lợi cho sức khỏe tổng thể.

Cà chua

Cà chua cũng giàu lycopene giống như dưa hấu. Loại quả này giàu vitamin C, đóng vai trò như chất chống oxy hóa có lợi cho tim mạch.



Quả bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh và kali, khoáng chất được cho có thể kiểm soát huyết áp. Đặc biệt là bơ chứa nhiều chất xơ, vitamin C và carotenoid. Carotenoid có liên quan đến khả năng giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.


 

Quả bơ được coi là siêu thực phẩm, có thể dùng thường xuyên
Quả bơ được coi là siêu thực phẩm, có thể dùng thường xuyên



Quả mọng

Những loại quả mọng như cherry, dâu, phúc bồn tử... là những món ăn vặt tuyệt vời để bảo vệ sức khỏe trái tim của bạn. Quả mọng tăng cường cholesterol tốt (HDL) và làm giảm huyết áp. Đây là loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên nên ăn hằng ngày để bổ sung nguồn dưỡng chất chống oxy hóa và kháng viêm cho cơ thể.

Cải rổ

Cải rổ ít calo nhưng giàu dưỡng chất có lợi như vitamin K, A và C cùng folate, magiê, canxi, chất xơ. Những chất này giúp máu đông bình thường (chẳng hạn máu đông lại và ngưng chảy sau khi đứt tay), ngăn ngừa hiện tượng máu vón cục ở các động mạch. Ngoài ra, cải rổ còn có thể giúp giảm cholesterol hiệu quả.

Các loại đậu

Chất xơ hòa tan là một trong những yếu tố quan trọng khiến các loại đậu có lợi cho tim mạch. Ngoài ra, đậu còn chứa folate, magiê, canxi, axit omega-3...

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.