Những quốc gia nào từng cấm Telegram?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước khi Việt Nam đề xuất chặn, đã có 31 quốc gia cấm nền tảng Telegram kể từ năm 2015, tạm thời hoặc vĩnh viễn, ảnh hưởng đến hơn 3 tỷ người trên toàn cầu.

tong-giam-doc-dieu-hanh-va-dong-sang-lap-telegram-pavel-durov-anh-techcrunch.jpg
Pavel Durov - Tổng GĐ điều hành và đồng sáng lập Telegram. (Ảnh: TechCrunch)

Ngày 24-5, chia sẻ với Hãng tin Reuters, đại diện Telegram cho biết họ "ngạc nhiên" trước thông báo từ phía Việt Nam và đã phản hồi các yêu cầu pháp lý đúng hạn. Hạn chót để phản hồi là ngày 27-5 và họ đang xử lý yêu cầu này.

Trước đó, ngày 23-5, Cục Viễn thông (Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã có văn bản về việc ngăn chặn hoạt động của dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Quyết định mạnh mẽ này được đưa ra theo đề xuất từ Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) thuộc Bộ Công an, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc làm sạch không gian mạng và bảo đảm an ninh quốc gia.

euronews-cho-biet-31-quoc-gia-da-dang-dieu-tra-cam-han-che-su-dung-telegram-anh-tass.jpg
Euronews cho biết 31 quốc gia đã, đang điều tra, cấm, hạn chế sử dụng Telegram. (Ảnh: Tass)

Telegram là một trong số nhiều ứng dụng trò chuyện thay thế cho phép bạn nhắn tin, gọi thoại và gọi video miễn phí. Mặc dù không phổ biến như các đối thủ chính (như WhatsApp, Facebook Messenger hay Snapchat), Telegram đã tạo ra được chỗ đứng đáng kể nhờ tính dễ sử dụng, tùy chọn tùy chỉnh và khả năng truyền tải tin nhắn đến nhiều đối tượng.

Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất đặt câu hỏi về tính an toàn của Telegram. Trên toàn cầu, ứng dụng này đã đối mặt với nhiều lệnh cấm hoặc hạn chế do những lo ngại tương tự.

Năm 2024, ứng dụng này đã trở thành mục tiêu chỉ trích gay gắt sau khi người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Pavel Durov bị bắt giữ gần Paris, Pháp vì các hành vi phạm tội liên quan đến ứng dụng nhắn tin này, chẳng hạn như tội phạm có tổ chức.

Theo Hãng tin Reuters, ứng dụng nhắn tin miễn phí Telegram có gần 1 tỉ người dùng trên toàn thế giới. Mạng xã hội này cũng đã vướng vào các tranh cãi trên toàn cầu về các lo ngại về bảo mật và vi phạm dữ liệu, ảnh hưởng đến hơn 3 tỷ người trên toàn cầu. Hàn Quốc và Pháp là những quốc gia mới nhất có hành động pháp lý chống lại Telegram.

Theo Euronews, 31 nước đã, đang điều tra, cấm hoặc hạn chế sử dụng ứng dụng nhắn tin mã hóa từ năm 2015, bao gồm: Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Na Uy, Đức, Ukraine, Nga, Belarus, Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Thái Lan…

tinh-bao-mat-cao-cua-telegram-cung-mang-mat-trai-la-de-bi-loi-dung-cho-cac-hoat-dong-pham-toi-reuters.jpg
Na-uy coi Telagram là mối đe doạ tiềm tàng đối với an ninh quốc gia. (Ảnh: Reuters)

Tại Hàn Quốc, tháng 9/2024, cảnh sát Hàn Quốc đã lập kế hoạch phối hợp với các cơ quan điều tra của Pháp và các tổ chức quốc tế để điều tra Telegram về việc trở thành nền tảng phát tán nhiều thông tin sai lệch và tạo điều kiện cho chủ nghĩa cực đoan.

Trong khi đó tại Ukraine, Telegram là ứng dụng được nhiều người sử dụng từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine diễn ra đầu năm 2022. Nó được dùng để liên lạc trên chiến trường. Tuy nhiên, người Nga cũng tìm kiếm thông tin từ các tin nhắn trên Telegram và tuyên truyền thông tin thông qua kênh này.

Đó là lý do Ukraine cân nhắc cấm Telegram trừ khi công ty thực hiện một số thay đổi nhất định như đặt văn phòng trong nước, xóa nội dung gây hại hoặc sai sự thật./.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Robotaxi của Tesla chính thức lăn bánh

Robotaxi của Tesla chính thức lăn bánh

Ngày 22/6, hãng xe điện Tesla đã chính thức triển khai dịch vụ robotaxi tại thành phố Austin, bang Texas (Mỹ), đánh dấu bước đi thương mại đầu tiên trong tham vọng phát triển xe tự hành của hãng và mở ra kỳ vọng về làn sóng tăng trưởng mới trong tương lai.

null