Những nhóm hành vi cấm cán bộ, công chức trong lĩnh vực đất đai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo quy định hiện hành, những hành vi cán bộ, công chức, viên chức không được làm trong lĩnh vực đất đai, nếu bị phát hiện và còn thời hiệu xử lý kỷ luật thì có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật trên.

Điều 97 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai. Theo đó cán bộ, công chức, viên chức có thể bị xử lý kỷ luật nếu bị phát hiện và còn thời hiệu. Cụ thể:

Thứ nhất, nhóm vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính bao gồm các hành vi sau:Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính; Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.

Thứ hai, nhóm vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau: Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định; Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; Không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

 

Văn phòng Đăng ký đất đai tại Hà Nội. (Ảnh: BL)
Văn phòng Đăng ký đất đai tại Hà Nội. (Ảnh: BL)


Thứ ba, nhóm vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các hành vi sau: Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa; Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ tư, nhóm vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm các hành vi sau: Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định về thống báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi; Làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa; Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; Không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ năm, nhóm vi phạm quy định về trưng dụng đất bao gồm các hành vi sau: Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng; Trưng dụng đất không đúng các trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai..

Thứ sáu, nhóm vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý bao gồm các hành vi sau: Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng đất sai mục đích; Sử dụng đất sai mục đích; Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát.

Thứ bảy, nhóm vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất bao gồm các hành vi sau: Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi; Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính; Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính; Giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định; Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật về đất đai đã đủ điều kiện để thực hiện; Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền; Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân; Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ.

Hình thức xử lý kỷ luật

Đối với cán bộ vi phạm. Căn cứ khoản 1, điều 78 Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm.

Đối với công chức vi phạm. Theo điều 8 Nghị định 34/2011/NĐ-CP, công chức vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau:

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.

 

https://danviet.vn/nhung-nhom-hanh-vi-cam-can-bo-cong-chuc-trong-linh-vuc-dat-dai-20200714225002019.htm


Theo MINH KHÔI (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.