Những dấu hiệu cho thấy bạn đã ăn quá nhiều thịt đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Protein có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Chúng là thành phần cấu tạo nên cơ, xương, sụn, máu, da, enzyme...

Mặc dù thịt đỏ chứa nhiều protein nhưng các chuyên gia khuyên không nên tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ vì có thể để lại nhiều hậu quả không tốt cho cơ thể, theo chuyên trang sức khỏe Best Live.

Các vấn đề về tiêu hóa

Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất nếu ăn nhiều thịt đỏ là vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, kích ứng dạ dày và tiêu chảy. Nguyên nhân là do thịt đỏ chứa ít chất xơ.

Chất xơ vốn có lợi cho đường ruột, điều hòa nhu động ruột và giúp việc đi ngoài thuận lợi hơn. Nếu cơ thể không có đủ chất xơ sẽ gây táo bón. Nếu phân ở lại trong ruột già lâu, vi khuẩn sẽ lên men, giải phóng khí và gây đầy hơi.

Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất nếu ăn nhiều thịt đỏ là vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy hơi

Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất nếu ăn nhiều thịt đỏ là vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy hơi

Cholesterol xấu cao

Cholesterol cao thường không có triệu chứng nhưng mọi người có thể biết mình bị cholesterol cao thông qua xét nghiệm. Nếu cơ thể có hàm lượng cholesterol xấu LDL cao, loại cholesterol này có thể tích tụ trong động mạch và làm cứng động mạch. Từ đó có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Huyết áp cao

Thịt đỏ chứa nhiều calo và chất béo, nhất là chất béo bão hòa và cholesterol. Do đó, ăn quá nhiều thịt màu đỏ, nhất là các loại thịt đã qua chế biến, sẽ gây ra tình trạng huyết áp cao.

Hôi miệng

Hôi miệng cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đã tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ. Nếu như tiêu thụ thịt đỏ với số lượng lớn mà không vệ sinh răng miệng đầy đủ thì những mảnh vụn đó sẽ mắc kẹt trong răng, thu hút vi khuẩn và dẫn đến mùi khó chịu.

Ngoài ra, quá trình tiêu hóa protein trong thịt cũng tạo ra amoniac. Một lượng amoniac sẽ thoát ra khỏi miệng và thường có mùi tương tự như nước tiểu mèo.

Mùi cơ thể

Cơ thể người khó phân hủy thịt đỏ. Thịt đỏ để lại cặn trong đường tiêu hóa, kết hợp với vi khuẩn để tạo ra axit béo và đào thải ra khỏi cơ thể qua mồ hôi. Hơn nữa, khi các loại axit béo này kết hợp với vi khuẩn trên da thì cơ thể sẽ có mùi khó chịu.

Các vấn đề về da

Khi ăn quá nhiều thịt có màu đỏ, nhất là các loại thịt có hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể gây ra các vấn đề về da như mụn trứng cá hoặc xỉn màu.

Tình trạng mệt mỏi hoặc yếu cơ

Nếu ăn nhiều thịt thì cơ thể sẽ nạp nhiều protein. Tuy nhiên, điều này có thể gây ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để hoạt động bình thường như vitamin và khoáng chất. Từ đó dễ gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và biểu hiện qua cảm giác mệt mỏi.

Ăn nhiều thịt đỏ có thể gây ra tăng cân và béo phì

Ăn nhiều thịt đỏ có thể gây ra tăng cân và béo phì

Tăng cân

Ăn nhiều thịt đỏ có thể gây ra tăng cân và béo phì. Thịt đỏ chứa nhiều calo, trong khi một số người lại có xu hướng ăn nhiều thịt. Do đó, họ dễ gặp tình trạng tăng cân và béo phì.

Đau khớp

Ăn nhiều thịt đỏ dễ gây ra các vấn đề về đường ruột, sức khỏe đường ruột ảnh hưởng đến mức độ viêm của cơ thể. Ngoài ra, mức độ viêm còn dẫn đến khả năng mắc nhiều loại bệnh mạn tính. Do đó, ăn nhiều thịt đỏ có thể gây ra tình trạng đau khớp như một biểu hiện của tình trạng viêm mạn tính.

Bệnh thận

Nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng một số người có thể gặp các triệu chứng về thận, ngay cả khi không có tiền sử suy giảm chức năng thận. Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên Journal of the American Society of Nephrology (JASN) phát hiện rằng chế độ ăn nhiều protein có thể dẫn đến việc tăng tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính (CKD) mới khởi phát.

Theo Ngọc Khiết (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.