Những cuộc mưu sinh bên miệng hố "tử thần" ở Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những chiếc giếng ở Tây Nguyên với độ sâu hàng chục mét với nguy cơ đổ sập cao là thử thách sống chết cho bất cứ thợ đào giếng nào như anh Nhân (Lâm Hà, Lâm Đồng).
 

Khi mùa khô hạn kéo dài, nước trở nên khan hiếm và quý giá, thì nghề đào giếng ở Tây nguyên được xem như công việc "hái ra tiền".
 

Khi mặt trời vừa ló dạng, không khí oi nồng chưa kịp bủa vây, anh Nhân, một phu đào giếng hơn 10 năm kinh nghiệm đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Cái giếng anh đào hôm nay đã xuống độ sâu gần 20 mét.
 

Tất tả bắt tay vào cộng việc, theo từng gờ móc đã được khoét trước đó, từng bước từng bước anh chui dần xuống phía dưới, nơi một đồng nghiệp khác đang đứng chờ.
 

Ít phút sau, bóng dáng của Nhân chỉ còn là một chấm nhỏ rồi mất hút dưới miệng giếng đen ngòm.
 

Không đồ bảo hộ lao động, phương tiện đào giếng thô sơ, nhưng hàng chục mét giếng sâu hoắm cứ hình thành mỗi ngày dưới bàn tay của những phu đào giếng này.
 

Điều mà người thợ đào giếng như Nhân kinh hãi khi nhắc đến chính là ngạt khí, bởi đào xuống càng sâu thì ôxi càng ít đi thay vào đó là khí mêtan dễ khiến người đào giếng bị ngộp.
 

Nhiều người sẽ không khỏi rùng mình khi nghĩ phải chui xuống dưới để múc từng xô đá lên một cách thủ công. Nếu không cẩn thận, xô đất đá này rơi vào giếng thì không còn chỗ nào để tránh.
 

Những xô đất đá nặng trĩu được được kéo lên ngày một nhiều, mặt giời giữa trưa càng gay gắt hòa lẫn với những giọt mồ hôi mặn đắng, cay nồng của người phu đào giếng.
 

Ở phía dưới giếng nhìn lên, những người phu đào giếng như Nhân chỉ ước ngày ngày đi làm không có gì rơi xuống. Nguy cơ tai nạn chết người khiến anh từng nghĩ, "mỗi cái giếng đào là mỗi lần tự đào huyệt chôn sống mình".
 

Đôi khi để bắt được mạch nước ngầm, người phu đào giếng phải đào xuyên những quả đồi tạo nên những "vạn lý trường thành" chạy ngầm chằng chịt hàng cây số.
 

Không cột kèo chống, những địa đạo này càng sâu càng phải cần sử dụng bình ôxi để hỗ trợ thêm nhưng vì giếng hẹp và tối, đeo bình vướng víu khó đào nên không mấy người sử dụng.
 

Trong lòng giếng được đặt một cái máy bơm nước. Khi đào được mạch nước ngầm nhỏ, Nhân sẽ khởi động máy bơm để đẩy nước ra ngoài vào tiếp tục đào cho đến khi chạm đến mạch lớn.
 

Mùa đào giếng sẽ vào mùa khô vì nếu vào mùa mưa. Những cơn mưa khủng khiếp ở Tây Nguyên sẽ nhấm chìm những người phu giếng này bất cứ lúc nào. Nhân phải liên tục kiểm tra độ ẩm của đất phòng trường hợp có mạch nước ngầm bục ra gây nguy hiểm tính mạng.
 

Công việc của những phu đào giếng như Nhân được bắt đầu như vậy và kết thúc khi nắng đã lên cao.
 

Khuôn mặt đỏ gay, tấm lưng bạc phênh phếch. Những phu đào giếng như Nhân đang ngày ngày quăng mình vào những cuộc mưu sinh bên miệng tử thần.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Mạch nguồn tri ân và những câu chuyện - Bài 5: Những thương binh đặc biệt ở đất Tổ

Mạch nguồn tri ân và những câu chuyện - Bài 5: Những thương binh đặc biệt ở đất Tổ

Chiến đấu ngoan cường, bị thương thập tử nhất sinh khiến những người lính có một thời gian nao núng. Rồi cũng bằng ý chí sắt đá của người lính, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bè bạn và cộng đồng, những thương binh đang định cư ở đất Tổ ngày một khỏe hơn, biết làm kinh tế và còn viết văn, làm thơ…
Trong mây Vân Sơn - Kỳ 1: Về thăm “thung lũng mây”

Trong mây Vân Sơn - Kỳ 1: Về thăm “thung lũng mây”

Xã Vân Sơn nằm ở trung tâm của huyện vùng núi Tân Lạc, Hòa Bình, nối liền một dải với vùng cao Son Bá Mười của tỉnh Thanh Hóa, nơi có thể được coi là sự nối dài của Tây Bắc về mặt địa chất. Nơi đây, những cảm thức Mường còn đậm đặc, rõ rệt, hiện diện trong từng thói quen ngày thường của bà con.
Những làng chài bên biển

Những làng chài bên biển

Dọc bờ biển khu vực miền trung có rất nhiều làng chài, nơi cuộc sống hằng ngày của người dân biển diễn ra muôn hình vạn trạng. Ở đó, mỗi làng chài lại mang một nét đặc trưng riêng, tạo nên bức tranh đa sắc về cuộc sống mặn mòi của những ngư dân bám biển.
Hồn biển Lăng Cô (Kỳ 1)

Hồn biển Lăng Cô (Kỳ 1)

2024 là tròn 15 năm Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) ra nhập câu lạc bộ những vịnh đẹp của thế giới. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến khác nhau về Lăng Cô như ở đó có nhộn nhịp gì đâu, có kiến trúc lâu đời đâu mà dừng chân chiêm ngưỡng…