Những “cụ mít” của Yă Đố

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Về Kbang nhân Ngày hội du lịch năm 2023 (từ ngày 4 đến 6-8), chúng tôi dành thời gian ghé thăm thác Hang Dơi và di tích Vườn Mít-Cánh đồng Cô Hầu. Trải qua bao biến cố lịch sử, các di tích được chính quyền địa phương cùng người dân gìn giữ, bảo vệ.

Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo được công nhận là di tích quốc gia năm 1991 (gồm 6 cụm di tích nằm ở thị xã An Khê và các huyện: Kbang, Kông Chro, Đak Pơ). Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục công nhận xếp hạng quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt, trong đó bổ sung 3 cụm di tích: Gò Đồi-Gò Trại-Vườn lính-Mễ kho; cụm núi Hoàng Đế; cụm đình Cửu An-dinh Bà (ở thị xã An Khê).

Bên cạnh các di tích nổi tiếng thời Tây Sơn tụ nghĩa như: An Khê đình, An Khê trường, căn cứ Xóm Ké, Kho tiền-Nền nhà ông Nhạc… thì di tích Vườn Mít-Cánh đồng Cô Hầu (làng Quao, xã Nghĩa An, huyện Kbang) mang dấu ấn và nét độc đáo riêng, khiến nhiều người tò mò muốn tìm hiểu về những giai thoại, truyền thuyết bên cạnh người phụ nữ Bahnar-Yă Đố, vợ của Nguyễn Nhạc.

Cây mít cổ thụ trong Khu di tích Vườn Mít-Cánh đồng Cô Hầu. Ảnh: B.Q.V

Cây mít cổ thụ trong Khu di tích Vườn Mít-Cánh đồng Cô Hầu. Ảnh: B.Q.V

Trong chính sử, người ta nhắc đến công trạng Yă Đố rất mờ nhạt; chỉ biết rằng, bà là người vợ thứ của Nguyễn Nhạc, thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn, đã giúp đỡ nghĩa quân buổi ban đầu nhiều voi, ngựa và lương thực. Nhưng đến khi Nguyễn Nhạc xưng đế, phong trào Tây Sơn lớn mạnh, chinh Nam phạt Bắc thì hình ảnh của Yă Đố không còn xuất hiện. Do vậy, người đời sau không ai còn biết tiểu sử của bà như thế nào? Tuy nhiên, Nhân dân bao giờ cũng công bằng đối với những ai có công với nước, họ luôn tôn vinh và gìn giữ ký ức tốt đẹp những bậc hiền tài có công đức với quê hương, dân tộc. Trong lịch sử các cuộc chiến tranh thời phong kiến Việt Nam thì phong trào nông dân Tây Sơn có những nét khá độc đáo mà ít cuộc khởi nghĩa nào trước đó có nét tương đồng.

Trong buổi đầu khởi nghiệp, Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc cùng 2 người em mình đã nhìn thấy được tiềm năng của vùng sơn cước phía Tây Bình Định ngày nay và sức mạnh của các bộ tộc bản địa nơi này như bộ tộc Bahnar, Xê Đăng… Trong vai trò là người buôn trầu, người đời bấy giờ vẫn gọi Nguyễn Nhạc là Hai Trầu, ông đã giao du rộng rãi với các bộ tộc miền núi và đem lòng mến thương người con gái tù trưởng Bahnar giàu có ở Đê H'Mâu có tên Yă Đố.

Còn nhớ, trong một lần điền dã, nhóm cán bộ văn hóa do anh Phan Duy Tiên (bấy giờ là Trưởng phòng Văn hóa huyện An Khê) làm trưởng nhóm đã được các già làng ở đây cho biết: Trước năm 1974, vùng gần khu di tích có làng Đê H'Mâu, sau đó sáp nhập vào làng Quao. Và từ đó, làng cũ Đê H'Mâu, nơi sinh thành Yă Đố đã mất đi. Một trong các chi tiết quan trọng mà người đời sau nhận ra gốc gác của người con gái tù trưởng Bahnar là từ trong lời khấn khi tế lễ ở làng Quao hiện nay, già làng bao giờ cũng đọc tên Yă Đố sau các thần núi, thần sông, thần đất…

Như vậy, trong thực tế, người Bahnar ở đây đã phong “Thánh” cho Yă Đố. Dân làng nói rằng, khi Yă Đố (tức Cô Hầu) từ kinh thành Hoàng đế trở về làng cũ để an phận tuổi xế chiều, sau đó bà qua đời và được an táng trên núi Tơ Gu, ngọn cao nhất trong vùng, mặt hướng về phía kinh thành. Người Bahnar có phong tục bỏ mả chỉ sau vài năm người thân mất nên hiện nay không ai còn biết mộ Yă Đố ở đâu.

Di tích Vườn Mít-Cánh đồng Cô Hầu là minh chứng cho sự đóng góp công sức của Yă Đố và dân tộc Bahnar nơi này cho cuộc nổi dậy của Tây Sơn Tam kiệt. Vùng di tích cách xã Nghĩa An khoảng 6 km về hướng Đông, đường đi lại được thảm bê tông, ô tô có thể vào tận khu vực Cánh đồng Cô Hầu và Vườn Mít. Anh Đinh Thắng-người trông coi khu di tích-cho biết: Khu vực núi Ka Nông này hiện còn khoảng 60 mẫu, trong đó vùng trũng thấp còn lại hơn 10 mẫu ruộng xưa được cho là của Yă Đố và dân làng; họ đã khai khẩn trồng lúa nước để làm quân lương.

Ngày nay, khu đất này được phân cho 17 hộ dân ở làng Quao tiếp tục canh tác. Vườn Mít xưa còn lại khoảng 30 cây mít cổ thụ nằm rải rác với các loài cây khác trong khu rừng, có gốc 1-2 người ôm, da xù xì, u nần. Người dân thỉnh thoảng đến mùa vẫn hái mít chín trong rừng ăn. Một số cây mít di sản có hiện tượng bị sâu bọ đục thân, chết cành. Có 1 cây khá to đã chết mục 3 năm được đưa về để trước cổng nhà bảo vệ di tích.

Nhằm từng bước phục hồi Vườn Mít, anh Đinh Thắng cho biết thêm là đã nhân giống được khoảng hơn 2.000 cây mít để trồng trong khu vực di tích. Có nhiều cụm cây mít trồng được vài 3 năm đang phát triển tốt. Chúng tôi nghĩ, cần phải có cơ chế để bảo vệ những cây mít cổ thụ của vùng di tích. Hàng năm nên thuê các kỹ sư lâm sinh giỏi đến chăm sóc nhằm nâng cao tuổi thọ, bảo vệ thật tốt cho các “cụ mít” được trường sinh. Toàn bộ khu di tích cần được đầu tư để rào giậu cẩn thận nhằm giữ nguyên hiện trạng, tránh tình trạng xâm lấn đất trong khu di tích để trồng cây nông nghiệp.

Chúng tôi tin rằng, với sự lan tỏa về khu di tích đặc biệt này trong quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo sẽ tạo nên sự hấp dẫn cho du khách gần xa đến với Vườn Mít-Cánh đồng Cô Hầu ngày một nhiều hơn.

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.