Phát hiện thêm nhiều di tích khảo cổ thời đại Đá cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong quá trình thực hiện đề tài “Khảo sát các di tích khảo cổ học tiền sử huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai” do Thạc sĩ Vũ Tiến Đức-Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên làm chủ nhiệm, nhóm tác giả phối hợp Bảo tàng tỉnh tiến hành khảo sát trên địa bàn huyện Krông Pa.

Bên cạnh việc thẩm tra lại 4 điểm di tích được phát hiện trong những năm 2019-2021, đợt khảo sát đã phát hiện thêm 7 địa điểm có dấu tích khảo cổ học thời đại Đá cũ, nâng tổng số địa điểm khảo cổ thời đại Đá cũ trên địa bàn huyện Krông Pa lên 11 địa điểm và được ký hiệu từ KP 1 đến KP 11.

Trong đó, địa điểm KP 2 xã Ia Rmok có địa tầng tương đối nguyên vẹn. Ở địa điểm này, đoàn khảo sát đã tiến hành làm sạch mặt vách ta luy, lộ rõ lớp cuội sỏi đa khoáng tái trầm tích có nguồn gốc từ thềm sông cổ, dày 0,7-1 m, chứa nhiều hiện vật khảo cổ.

Di tích Krông Pa 2 (KP2) ở xã Ia Rmok, huyện Krông Pa. Ảnh: Vũ Tiến Đức

Di tích Krông Pa 2 (KP2) ở xã Ia Rmok, huyện Krông Pa. Ảnh: Vũ Tiến Đức

Các địa điểm khảo cổ ở Krông Pa phân bố chủ yếu dọc các triền đồi thuộc lưu vực hạ du sông Ba. Tại đây, đoàn khảo sát đã thu được hàng chục hiện vật thuộc thời đại Đá cũ như: công cụ ghè một mặt (chopper), mũi nhọn, công cụ mảnh tước, đá có vết ghè, hạch đá bằng chất liệu đá quartz và đá quartzit. Hầu hết công cụ được ghè đẽo một cách thô sơ nhằm tạo rìa sắc cạnh ở một mặt hoặc tạo mũi nhọn.

Dựa vào chất liệu, kỹ thuật chế tác và so sánh loại hình học cho thấy có sự tương đồng nhất định với hiện vật thuộc nhóm di tích thời đại Đá cũ ở An Khê nhưng ở giai đoạn muộn hơn, khá giống với nhóm công cụ được phát hiện tại các di tích Đá cũ ở huyện Phú Thiện. Qua đó, các nhà khảo cổ bước đầu nhận định, các di tích ở Krông Pa thuộc thời đại Đá cũ, có niên đại tương đồng với các di tích Đá cũ ở Phú Thiện. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác hơn cần phân tích niên đại tuyệt đối và kiểm chứng các tư liệu địa tầng. Các hiện vật thu thập được trong đợt khảo sát được đưa về Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên để tiếp tục nghiên cứu, xử lý thông tin, sau đó sẽ bàn giao lại cho địa phương quản lý.

Công cụ ghè một mặt tại di tích Krông Pa 5 (KP 5). Ảnh: T.Đ

Công cụ ghè một mặt tại di tích Krông Pa 5 (KP 5). Ảnh: T.Đ

Trong những năm 2014-2019, quần thể di tích sơ kỳ Đá cũ An Khê (niên đại khoảng 80 vạn năm cách ngày nay) được phát hiện và khai quật dưới sự phối hợp của Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Viện Khảo cổ-Dân tộc học Novosibirsk (Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Liên bang Nga). Đây là một trong những phát hiện quan trọng, mở ra một thời đại, xu hướng nghiên cứu về khảo cổ học thời đại Đá cũ trên mảnh đất Gia Lai. Đến những năm 2019-2021, các nhà khảo cổ học Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã tiến hành khảo sát trên địa bàn huyện Phú Thiện và phát hiện tổng cộng 23 địa điểm khảo cổ học thời đại Đá cũ.

Có thể khẳng định, dọc hai bờ sông Ba, nhiều địa điểm có dấu vết cư dân thời đại Đá cũ lần lượt xuất hiện kéo dài từ An Khê đến Krông Pa. Điều này cho thấy có mối liên hệ nhất định về quá trình hình thành và phát triển của các lớp cư dân cổ xưa trên vùng đất này, đặc biệt là những khu vực từ thượng du đến hạ du sông Ba trên địa phận tỉnh Gia Lai ngày nay.

Có thể bạn quan tâm

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.