Krông Pa: Phát hiện thêm một số di tích khảo cổ thời tiền sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông Tô Văn Chánh-Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) vừa có buổi làm việc với TS. La Thế Phúc-cán bộ nghiên cứu của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, nguyên Giám đốc Bảo tàng Địa chất Việt Nam và đoàn công tác liên quan đến việc tiếp tục phát hiện thêm một số di tích khảo cổ thời tiền sử phân bố dọc hai bên bờ sông Ba thuộc địa bàn huyện Krông Pa. 
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hồng Thương
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hồng Thương
Tại buổi làm việc, TS. La Thế Phúc cho biết, thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước "Nghiên cứu giá trị di sản hang động, đề xuất xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ ở Tây Nguyên; lấy thí dụ hang động núi lửa ở Krông Nô, tỉnh Đak Nông", mã số TN17/T06 do Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam chủ trì, TS. La Thế Phúc làm Chủ nhiệm, năm 2019, đoàn công tác của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã phát hiện 3 điểm di tích khảo cổ thời tiền sử dọc sông Ba đoạn qua huyện Krông Pa.
Mới đây, trong 2 ngày (3 và 4-4), đoàn đã phát hiện thêm 5 điểm di tích khảo cổ thời tiền sử, nâng tổng số điểm di tích khảo cổ thời tiền sử ở khu vực huyện Krông Pa lên con số 8. Đoàn đã giới thiệu 17 mẫu vật là các công cụ lao động bằng đá khai quật được. Sau đó, tặng lại các mẫu vật cho huyện Krông Pa để thực hiện trưng bày.
Cũng trong chuyến công tác này, đoàn đã kết hợp khảo sát khu vực bến nước buôn Tơnia (thuộc xã Chu Gu), nơi trước đây được cho là có hóa thạch Cúc đá-tên một nhóm các loài sinh vật biển thân mềm đã bị tuyệt diệt.
Bí thư Huyện ủy Krông Pa Tô Văn Chánh trân trọng tiếp nhận 17 mẫu vật do đoàn công tác tặng. Đồng thời cho biết thống nhất với đoàn công tác sẽ kiến nghị lên Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên để tiến hành khai quật và khám phá nhằm tìm hiểu các giá trị lịch sử những cổ vật, cũng như giám định thông tin chính xác về tên, thời gian xuất hiện cũng như các giá trị liên quan khác.
SƠN TRUNG-HỒNG THƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.