Nhóm người nhập cư không có giấy tờ đầu tiên nhận tiền “tự trục xuất” rời Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 20-5, Hãng AFP dẫn thông cáo của Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) cho biết, nhóm người nhập cư không có giấy tờ đầu tiên đã nhận khoản thanh toán từ Chính phủ Mỹ và đồng ý “tự trục xuất” đã được đưa từ Mỹ đến Honduras và Colombia.

my.jpg
Người dân (bìa trái) được người thân đón sau khi “tự trục xuất” khỏi Mỹ ngày 19-5. Ảnh: AFP

Thông cáo cho biết: “Họ đã nhận được hỗ trợ đi lại, khoản trợ cấp 1.000 USD/người và bảo lưu khả năng một ngày nào đó họ có thể trở về Mỹ một cách hợp pháp”. Tổng cộng có 64 người nhập cư có mặt trên “chuyến bay thuê bao tự nguyện” cất cánh từ Houston (Texas).

Sau khi nhóm này tự nguyện rời Mỹ theo chương trình của Chính phủ, Bộ trưởng An ninh nội địa Kristi Noem tiếp tục kêu gọi những người nhập cư không giấy tờ khác cũng nên làm theo. “Hãy... nhận hỗ trợ tài chính để trở về nhà. Nếu bạn không làm vậy, bạn sẽ phải chịu tiền phạt, bị bắt, bị trục xuất và sẽ không bao giờ được phép trở lại. Nếu bạn đang ở đất nước này một cách bất hợp pháp, hãy “tự trục xuất” ngay bây giờ và giữ cơ hội để có thể trở về một cách hợp pháp, đúng đắn”-bà kêu gọi.

Trước đó, chương trình “tự trục xuất” được Chính phủ Mỹ công bố vào tháng 3. Theo chương trình này, những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ tự nguyện rời đi sẽ được đưa về nhà miễn phí và có thêm một khoản trợ cấp khác là 1.000 USD ngay sau khi rời khỏi máy bay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã vận động tranh cử với lời hứa sẽ trục xuất hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ. Ông Trump đã thực hiện một số hành động kể từ khi trở lại nắm quyền vào tháng 1 nhằm đẩy nhanh việc trục xuất.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

null