Nhóm nghiên cứu Trung Quốc: Sữa mẹ ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghiên cứu mới của nhóm các nhà khoa học tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy sữa mẹ có thể giúp ngăn chặn hoặc điều trị bệnh COVID-19.

Sữa mẹ có khả năng ngăn ngừa lây nhiễm và điều trị COVID-19, theo nhóm nghiên cứu Trung Quốc - Ảnh: AP
Sữa mẹ có khả năng ngăn ngừa lây nhiễm và điều trị COVID-19, theo nhóm nghiên cứu Trung Quốc - Ảnh: AP


Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm tác động của sữa mẹ đối với các tế bào phơi nhiễm virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19, theo báo South China Morning Post ngày 28-9.

Nhóm đã dùng sữa mẹ lưu trữ từ năm 2017 - trước khi đại dịch xảy ra - và thử nghiệm trên rất nhiều tế bào, từ tế bào thận động vật đến tế bào phổi và ruột của những người trẻ tuổi. Kết quả cho thấy hầu hết virus corona đang sống đều bị tiêu diệt.

Nhóm nghiên cứu - do giáo sư Tong Yigang thuộc ĐH Công nghệ Hóa học Bắc Kinh dẫn đầu - đã trộn các tế bào khỏe mạnh với sữa mẹ, sau đó rửa sạch sữa và cho các tế bào này tiếp xúc với virus.

Nhóm kết luận rằng sữa mẹ đã ức chế sự lây nhiễm của virus corona, vốn đã được biết là có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn và virus như HIV.

"Sữa mẹ đã ngăn chặn sự xâm nhập của virus và thậm chí cả sự sinh sôi của virus sau khi xâm nhập" - nhóm nghiên cứu nhận định. Nhóm cho biết đối với tế bào bò và dê, tỉ lệ ngăn chặn lây nhiễm là khoảng 70% nhưng với tế bào người thì gần như là 100%.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu lưu ý rằng nếu đun nóng sữa mẹ ở nhiệt độ 90 độ C trong 10 phút sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của sữa mẹ, khiến tỉ lệ bảo vệ chống lại virus corona giảm xuống dưới 20%. Đây là lưu ý dành cho những bà mẹ sử dụng sữa mẹ hiến tặng từ các bà mẹ khác.

Nghiên cứu của nhóm giáo sư Tong được đăng trên trang bioRxiv - một trang web truy cập mở dành cho các công trình nghiên cứu sơ bộ trước khi gửi công trình cho các tạp chí uy tín.

Trong đại dịch, nhiều tổ chức y tế đã yêu cầu ngưng cho trẻ bú mẹ vì sợ lây nhiễm virus corona. Tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, trẻ mới sinh sẽ bị tách khỏi những bà mẹ dương tính với virus corona và được nuôi hoàn toàn bằng sữa công thức, theo truyền thông Trung Quốc hồi tháng 2.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng cảnh báo nên xem những đứa trẻ bú mẹ - bị nghi nhiễm hoặc xác nhận nhiễm COVID-19 - là đối tượng nghi nhiễm và cần theo dõi.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của nhóm khoa học gia Bắc Kinh ủng hộ quan điểm chính thức của WHO là kêu gọi các bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú ngay cả khi bản thân họ mắc COVID-19.

WHO đã theo dõi 46 bà mẹ mắc COVID-19 cho con bú tại nhiều quốc gia trong suốt tháng 6-2020. Trong số này, có 3 bà mẹ có virus trong sữa nhưng không có bằng chứng cho thấy có sự lây nhiễm sang con. Chỉ duy nhất một trẻ có kết quả dương tính và không thể loại trừ bé bị lây bệnh qua những đường khác.

Theo ANH THƯ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Khởi tố 5 đối tượng liên quan đến vụ kẹo Kera không hứa hẹn sẽ thanh lọc được thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) vàng thau lẫn lộn, nhưng là lời răn đe nặng ký với những kẻ đang tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, coi thường người tiêu dùng.

Gia tăng bệnh không lây nhiễm

Gia tăng bệnh không lây nhiễm

(GLO)- Hàng ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tiếp nhận và thăm khám cho trên 1.000 trường hợp. Hai phần ba trong số này là bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Ảnh nguồn moh.gov.vn

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 103.000 người tử vong liên quan đến thuốc lá

(GLO)- Mới đây, tại tọa đàm “Ảnh hưởng của ngành thuốc lá tới môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức ở Hà Nội, các chuyên gia thông tin: