Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ai cũng có một tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Tuổi thơ của chúng tôi ngày ấy ở quê cũng “đặc biệt” lắm. Đó là ngoài việc đi học, còn phải phụ giúp gia đình chăn bò, cắt cỏ, làm đồng. Tất nhiên, đó cũng là những ngày tháng vui chơi đầy ắp tiếng cười.

Đã mấy mươi năm trôi qua, những đứa trẻ chăn trâu, chăn bò như chúng tôi ngày ấy bây giờ gần như đều đã rời quê lên thành phố để lập nghiệp, mưu sinh. Nhưng trong dòng chảy của cuộc sống, lâu lâu có dịp gặp lại nhau, ôn lại những câu chuyện cũ, ai ai cũng đều nhớ về một thời “cắt cỏ, chăn bò” của mình với những kỷ niệm thật vui.

Ở quê tôi ngày trước gần như nhà nào cũng nuôi bò. Ngày ấy, trẻ con ở quê học một buổi, nên như một lẽ tất yếu, việc chăn dắt bò luôn có sự tham gia rất tích cực của trẻ con. Nhiều nhà, “trọng trách” này được giao hẳn cho đám trẻ, cứ sáng đi học, chiều đi chăn bò.

Bữa nào được nghỉ học là mặc nhiên bữa đó chị em tôi được giao hẳn việc chăn bò. Sáng ra, cơm đùm cơm nắm xong là chúng tôi lại rủ nhau lùa bò ra đồng hay lên những quả đồi có nhiều cỏ để chăn thả. Trưa đến, cả đám gom lại ăn cơm chung, đến chiều mới đưa bò trở về nhà.

Cứ thế, cả ngày đàn bò được tha hồ gặm cỏ trong không gian rộng lớn của thiên nhiên, còn con nít chúng tôi thì ngập niềm vui với những việc mà mình rất yêu thích như là bắt cua, bắt cá, hái trái rừng và không thể bỏ qua việc tổ chức những trò chơi dân gian.

1tuoitho.jpg
Tuổi thơ với những ngày lội đồng chăn bò. Ảnh: SC

Cũng có hôm chúng tôi mải chơi, quên cả việc trông đàn bò, để bò phá vườn, phá ruộng của nhà khác, và thế là chiều về “được” nghe “nạn nhân” sang tận nhà mắng vốn. Thôi thì đủ chuyện. Từ đám lúa nhà ông Hai bị bò gặm mất một khoảnh, chuyện đám đậu của nhà bà Ba bị bò dẫm nát một góc, đến bờ cỏ nhà cô Bảy để dành cho con bò sắp đẻ đã bị đàn bò nhà ai ăn mất phân nửa. Và mỗi lần như thế, người lớn trong nhà toàn phải “chịu trận” thay cho trẻ con.

Thích nhất là kỳ nghỉ hè. Lúc này, gần như ngày nào chúng tôi cũng được đi chăn bò nguyên ngày. Sáng ra, “hội chăn bò” trong xóm, toàn là con nít, đã í ới gọi nhau. Chiều muộn trở về nhà, trên con đường làng, từng đàn bò lững lững bước đi chậm rãi trong tiếng cười nói rôm rả của đám trẻ. Bởi thế, sau một kỳ nghỉ hè, bước vào năm học mới, trông chúng tôi đứa nào đứa nấy đều đen nhẻm vì da bị cháy nắng, tóc thì vàng hoe và khét. Nhưng con nít mà, thời ấy đâu đứa nào chú ý đến vẻ bề ngoài, chỉ biết rằng mình được thỏa sức vui chơi là đã thấy thích rồi.

Còn chuyện đi cắt cỏ cho bò thì vui và thích thú khỏi phải bàn. Đó thường là những ngày mưa, khi ấy thức ăn dự trữ cho bò như rơm rạ cũng vơi dần nên nhà nông phải cắt thêm cỏ ngoài đồng đem về để đảm bảo thức ăn cho gia súc. Thường thì công việc này người lớn chẳng nhờ, nhưng con nít chúng tôi lại hay xung phong, vì biết đây là cơ hội để mình được nghịch ngợm. Bởi mùa mưa, nước thường tràn vào ruộng, cua từ trong hang bò lổm ngổm lên bờ, cá thì quẫy tung tăng trong chân ruộng. Chỉ cần chịu khó mò mẫm bùn đất một chút là chiều về thể nào bọn trẻ chúng tôi cũng có được những mớ cua, mớ cá ngon lành. Hơn thế, khi bắt cua, bắt cá, cả đám tha hồ mà quậy, mà nghịch, từ đầu đến chân trét đầy bùn đất, chỉ hở hai hàm răng và hai con mắt, mà đứa nào đứa nấy vẫn cười như nắc nẻ.

Trên cánh đồng chiều, cùng với việc cắt cỏ, chúng tôi còn lần theo những bờ ruộng hái về những mớ rau dại cho mẹ nấu bữa cơm chiều. Thời ấy, người ta làm ruộng không có phun, xịt nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu như bây giờ nên các loại rau dại mọc ở bờ ruộng như rau má, rau tàu bay, rau chua lẻ đều nhổ về ăn được.

Rau má đồng mà nấu canh thì ngon hết sẩy, cái chất đắng thì hơn rau má trồng ở vườn nhà, nhưng lại rất thơm. Rau chua lẻ ăn kèm với rau sống hoặc nấu canh thì mát lành, nhất là cái vị chua chua rất hợp với ngày hè và những món canh cá đồng. Lá tàu bay thì luộc lên rồi chấm mắm nêm thì ngon thôi rồi.

Bây giờ ngồi nhắc lại mà thấy thèm những món ăn dân dã đồng quê ấy thật nhiều.

Còn nhiều, rất nhiều chuyện vui về thời cắt cỏ, chăn bò của những đứa trẻ thôn quê như chúng tôi ngày ấy, với biết bao nét hồn nhiên, chân chất, mộc mạc. Để rồi bây giờ mỗi khi có dịp được gặp nhau, ôn lại một thuở cùng nhau cắt cỏ, chăn bò vẫn thấy rộn vui trong lòng.

Theo SÔNG CÔN (baokontum.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Minh họa: Huyền Trang

Nắng đượm thềm xuân

(GLO)- Trời nhè nhẹ dần ấm lên theo bước đi chầm chậm của mùa xuân. Ai cũng có cảm giác ngày tháng thênh thênh dài rộng hẳn ra, dù mỗi ngày vẫn chừng ấy giờ đồng hồ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoa trang đỏ

(GLO)- Mỗi dịp 8-3 hay 20-10, khi thấy người thân, bạn bè gửi những bó hoa tươi thắm tới người phụ nữ mà họ yêu quý, lòng tôi lại bùi ngùi nhớ mẹ. Mẹ đã rời xa tôi gần 20 năm. Còn tôi lại chưa một lần tặng hoa cho mẹ.

Chạm miền thương nhớ

Chạm miền thương nhớ

(GLO)- Chiếc xe rẽ trái đưa chúng tôi vào con đường làng. Cánh đồng xanh giữa những vườn dừa tươi tốt dần hiện ra trước mắt. Một cảm xúc thật lạ kỳ đang dâng lên trong lòng.

Minh họa: H.T

Nơi những cánh chim trở về

(GLO)- Ngày bé, tôi thường phải ở nhà một mình. Với một đứa trẻ, điều ấy chẳng những không thú vị mà còn đáng sợ. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Ở nhà một mình” của đạo diễn Chris Columbus sẽ thấy cậu bé Kevin phải đối diện với những hiểm nguy ra sao. 

Phụ nữ là để yêu thương

Phụ nữ là để yêu thương

(GLO)- Không phải ngẫu nhiên mà xưa nay danh xưng “phái đẹp” lại chỉ dùng khi nói về phụ nữ. Họ còn được ví như những bông hoa tươi thắm với tất cả sự nâng niu, yêu mến bởi cái đẹp tự thân không thể phủ nhận.

Tháng ba

Tháng ba

(GLO)- Tháng ba về, vùng đất Tây Nguyên lại chuyển mình trong một bản hòa ca của sắc màu và hương thơm. Đây là một trong những thời điểm đẹp và đặc biệt nhất trong năm của cao nguyên đầy nắng gió này. Cả đất trời trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết, dễ khiến lòng người lưu luyến nhớ thương.

“Gặp gỡ êm đềm”

“Gặp gỡ êm đềm”

(GLO)- Gần như không thể đếm được mỗi chúng ta đã có bao nhiêu lần gặp gỡ trong đời. Dù so với cái rộng dài của thế gian thì “môi sinh” của một người cũng chỉ là bầu không khí nhỏ thôi.

Hương mía

Hương mía

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước ở quê tôi, khi tháng Giêng về thường diễn ra một hoạt động mà đứa trẻ nào cũng đều rất háo hức đợi mong, đó là hợp tác xã tổ chức ép mía cho bà con nông dân. Lúc này, đám trẻ con chúng tôi thường được bố mẹ nhờ phụ giúp trông mía.

Minh họa: Huyền Trang

Mùa xanh vào giêng hai

(GLO)- Như một câu thơ bất chợt ngân lên, rồi líu ríu theo chúng tôi suốt cả chặng hành trình, khi mùa xuân đang ở độ thật đầy đặn, thật viên mãn: Mùa xanh vào giêng hai.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít tơ hồng

(GLO)- Một chiều, khi chở con gái đi dạo, tôi bần thần dừng lại trước một bờ giậu thấp vàng ruộm dây tơ hồng. Con gái tôi thích thú ồ lên khi thấy loài dây leo lạ. Nghe tôi nói tên, con còn thắc mắc vì sao dây leo chỉ có màu vàng, hoa thành chùm trắng mà lại gọi là dây tơ hồng.