Nhiều tác phẩm nghệ thuật về với Bảo tàng Mỹ thuật Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức lễ tiếp nhận hơn 40 tác phẩm nghệ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam và các tác phẩm của các họa sĩ, nhà sưu tập trao tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế.
Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, nhiều năm qua, đơn vị đã sưu tập và lưu giữ 12 tác phẩm mỹ thuật có giá trị của các tác giả đạt giải cao tại các cuộc triển lãm toàn quốc, khu vực như: Trương Bé, Đỗ Kỳ Hoàng, Lê Quý Long, Nguyễn Duy Linh, Đặng Mậu Tựu, Ngô Tâm, Nguyễn Thiện Đức, Lê Văn Nhường… Đây là cơ sở cho việc hình thành Bảo tàng Mỹ thuật Huế theo Quyết định ngày 12-11-2018 của UBND tỉnh về việc thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị, bổ sung nhiều không gian trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế chụp ảnh lưu niệm với các họa sĩ, nhà sưu tập trao tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế chụp ảnh lưu niệm với các họa sĩ, nhà sưu tập trao tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế
Ngoài ra, bắt đầu từ đầu năm 2018, Sở VH-TT đã hoàn thành kế hoạch, sưu tập được 3 tác phẩm có giá trị: tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa sen” của tác giả Tôn Thất Đào; tác phẩm “Đô thị hóa thân (số 139)” của tác giả Vĩnh Phối; tác phẩm “Treo trên thời gian” của tác giả Bửu Chỉ. Ngoài ra, còn có thêm 3 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đại Giang; 1 tác phẩm của họa sĩ Dương Đình Sang và 1 tác phẩm của họa sĩ Lâm Triết.

Tại triển lãm Hội Ngộ, Sở VH-TT đã vận động tiếp nhận 7 tác phẩm hiến tặng khác.

 
 
 Tiếp nhận các tác phẩm nghệ thuật cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế
Tiếp nhận các tác phẩm nghệ thuật cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế
Từ đầu năm 2019, Sở VH-TT cũng đã hoàn thiện thủ tục sưu tập 15 tác phẩm, trong đó có những tác phẩm quý của các tác giả nổi tiếng như: Mai Trung Thứ, Tôn Thất Sa và các tác phẩm của các tác giả có tên tuổi như: Phan Xuân Sanh, Hoàng Đăng Nhuận, Dương Đình Sang, Công Huyền Tôn Nữ Tuyết Mai, Hà Văn Chước, Phan Thanh Bình, Nguyễn Hiền....
“Nhằm tạo các không gian trưng bày tại bảo tàng phong phú hơn, Sở cũng đã đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho phép điều chuyển một số hiện vật Chăm có giá trị, đồng thời sưu tầm các loại hình mỹ thuật đặc trưng của Thừa Thiên - Huế như: Tranh dân gian Làng Sình, tranh gương, mỹ thuật pháp lam, điêu khắc dân gian của đồng bào các dân tộc miền Tây tỉnh Thừa Thiên - Huế để trưng bày tại Bảo tàng phục vụ công chúng đón xem”, ông Dũng chia sẻ.
Văn Thắng (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.