Nhiều sự kiện văn hóa hấp dẫn dịp nghỉ lễ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30-4 và 1-5 năm nay, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã lên kế hoạch tổ chức chuỗi sự kiện hấp dẫn nhằm mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm đáng nhớ.

“Tháng 5 nhớ Bác”

Một trong những hoạt động ý nghĩa vào dịp lễ năm nay là triển lãm “Hồ Chí Minh-Chân dung một con người”. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và hướng đến kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), 112 năm Ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2023). Triển lãm bắt đầu mở cửa từ sáng 25-4 và kéo dài đến hết ngày 20-5-2023.

Triển lãm "Hồ Chí Minh-chân dung một con người" diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 25-4 đến 20-5-2023. Ảnh: Lam Nguyên

Triển lãm "Hồ Chí Minh-chân dung một con người" diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 25-4 đến 20-5-2023. Ảnh: Lam Nguyên

Trao đổi với P.V, chị Nguyễn Thị An-Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Bảo tàng tỉnh-cho biết: Triển lãm trưng bày hơn 200 tư liệu, hình ảnh, câu trích, được bố cục thành 6 phần nội dung nhằm khắc họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh qua từng thời kỳ. Các phần 1, 2, 3 gồm: Nguyễn Sinh Cung-cậu bé giàu nghị lực; Nguyễn Tất Thành-người thanh niên yêu nước tiến bộ; Nguyễn Ái Quốc-người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Phần 4, 5, 6 tập trung nêu bật hình tượng Hồ Chí Minh-nhà lãnh đạo thiên tài, nhà văn hóa lớn cùng những hình ảnh giản dị đời thường.

“Thông qua bộ triển lãm, từ những góc nhìn khác nhau, chúng ta sẽ hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp và nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh-vị lãnh tụ vĩ đại, cống hiến quên mình vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc và giàu lòng bác ái, thanh bạch, dung dị trong cuộc sống đời thường. Nhân cách cao đẹp của Bác đã tạo ra những giá trị nhân văn mà mỗi người Việt Nam luôn học tập và noi gương”-chị An trò chuyện.

Sôi nổi tuần lễ văn hóa ẩm thực

Trong dịp nghỉ lễ, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh sẽ diễn ra Tuần lễ văn hóa ẩm thực (từ ngày 26-4 đến 2-5) với nhiều chương trình hấp dẫn như: trưng bày sản phẩm văn hóa truyền thống; quảng bá tiềm năng du lịch Gia Lai; tổ chức 25 gian hàng ẩm thực đặc trưng Tây Nguyên.

Chị Ksor H’Khal-Chủ quán Jrai Food (20 Trần Quang Khải, TP. Pleiku), đơn vị thường xuyên góp mặt tại các lễ hội ẩm thực lớn của tỉnh-cho hay: Kỳ nghỉ lễ dài ngày năm nay là cơ hội để quảng bá đến du khách những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung. Để sẵn sàng cho Tuần lễ văn hóa ẩm thực, quán đã chủ động tất cả các nguyên vật liệu cần thiết. Ngoài những món quen thuộc như: cơm lam, gà nướng, thịt xiên, bò một nắng, lá mì, rau dớn… quán còn giới thiệu đến du khách các thức món chế biến với lá teng leng (một loại nguyên liệu đặc trưng của ẩm thực Jrai), đặc biệt là muối cỏ tranh.

Trao đổi thêm về công tác tổ chức, ông Nguyễn Công Huỳnh-Phó Trưởng phòng Dịch vụ Bảo tàng tỉnh-cho hay: Tại khu ẩm thực, đơn vị sẽ trang bị 1 màn hình led để truyền hình trực tiếp các trận đấu của môn bóng đá nam tại SEA Games 32 nhằm phục vụ các tín đồ của môn “thể thao vua”.

Ẩm thực Tây Nguyên luôn có sức hút lớn đối với du khách. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ẩm thực Tây Nguyên luôn có sức hút lớn đối với du khách. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trong chuỗi sự kiện sôi nổi được tổ chức dịp này không thể không kể đến một hoạt động đã trở thành điểm nhấn của du lịch Gia Lai thời gian qua, đó là “Cồng chiêng cuối tuần”. Cụ thể, trong 2 đêm 30-4 và 1-5, khán giả sẽ có dịp hòa mình vào “ngày hội làng” giữa phố, giao lưu với các nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng, múa xoang.

Trong khi đó, chương trình biểu diễn của Đoàn nghệ thuật Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San vào tối 28-4 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) sẽ đưa khán giả trở về hoài niệm với những ngày tháng hào hùng của dân tộc. Nghệ sĩ Nguyễn Khắc Phú-Trưởng đoàn-thông tin: Chương trình gồm 12 tiết mục hát, múa đặc sắc. Phần 1 và 2 tái hiện những ngày kháng chiến chống Mỹ với các ca khúc nhạc đỏ nổi tiếng đã đi vào lòng bao thế hệ: Bão nổi lên rồi, Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi, Cô gái mở đường, Huyền thoại mẹ, Tôi là Lê Anh Nuôi, Em vẫn đợi anh về, Miền Nam ơi chúng tôi sẵn sàng, Tình quân dân… Phần cuối chương trình mở ra khí thế mới của đất nước giữa những ngày tháng 4 lịch sử khi trình diễn những tiết mục: Dòng máu Lạc Hồng, Đất nước tình yêu, Bài ca xây dựng, Thênh thang đường mới.

Có thể bạn quan tâm

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

null