Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh năm 2023 với chủ đề “Gia Lai-những sắc màu văn hóa”.

Tham gia festival dự kiến có khoảng 1.000 nghệ nhân dân tộc thiểu số đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên gồm: Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng, Kon Tum.

Festival là dịp để các dân tộc các tỉnh Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ảnh: Phương Vi ảnh 1

Festival là dịp để các dân tộc các tỉnh Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ảnh: Phương Vi

Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ 10 phút ngày 11-11 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Chương trình sẽ công bố và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng-Gò Đá và công bố bảo vật quốc gia Sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê. Lễ bế mạc sẽ diễn ra vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 12-11 với chương trình nghệ thuật tổng hợp và đêm hội cồng chiêng của 17 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai và đoàn các tỉnh tham gia, hứa hẹn đặc sắc, hấp dẫn.

Trong khuôn khổ Festival sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: Lễ hội đường phố; sinh hoạt văn hóa cộng đồng; giới thiệu lễ hội, nghi thức văn hóa dân gian truyền thống; trưng bày, triển lãm nhạc cụ Tây Nguyên; ảnh nghệ thuật về văn hóa Gia Lai; giới thiệu về di tích quốc gia đặc biệt và bảo vật quốc gia của tỉnh Gia Lai; Giới thiệu văn hóa ẩm thực Tây Nguyên; trình diễn đan lát, dệt vải, tạc tượng, chương trình trải nghiệm tour du lịch Gia Lai.

Festival là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên theo tinh thần Chương trình hành động nhằm phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; tuyên truyền, vận động các dân tộc trong và ngoài tỉnh giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đây cũng là dịp để các dân tộc các tỉnh Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đồng thời, tạo điều kiện để giới thiệu hình ảnh Gia Lai đến bạn bè trong nước và quốc tế, mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, liên kết các tỉnh Tây Nguyên phát triển vùng đảm bảo về an ninh-chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, thu hút du lịch thông qua hình thức lễ hội, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.

Có thể bạn quan tâm

Giữ “lửa” nghề truyền thống

Giữ “lửa” nghề truyền thống

(GLO)- Bằng đôi bàn tay tài hoa, nhiều nghệ nhân Jrai, Bahnar đã biến những khúc gỗ, thanh tre vô tri thành vật dụng hữu ích, chung tay giữ “lửa” nghề truyền thống và góp phần làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc.
Tơmăr: Nét đẹp văn hóa ứng xử của người Bahnar

Tơmăr: Nét đẹp văn hóa ứng xử của người Bahnar

(GLO)- Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người khó có thể tránh được những việc làm sơ ý, gây thương tích cho những người xung quanh. Để tỏ lòng xin lỗi, thương cảm với những người không may bị đau vì sự sơ ý đó, người Bahnar có một tập tục xin lỗi rất đặc biệt, đó là tơmăr.
Cô gái Jrai với tình yêu t'rưng

Cô gái Jrai với tình yêu t'rưng

(GLO)- Trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật tại thị xã Ayun Pa và huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), người xem đều bị lôi cuốn bởi tiếng đàn t'rưng trong trẻo của cô gái dân tộc Jrai nhỏ nhắn với nụ cười tươi Rmah H’Thu (SN 2002, thôn Plơi Apa Ơi H'Trông, xã Chư Mố, huyện Ia Pa). Cháy hết mình trên sân khấu, H’Thu đã khơi dậy đam mê âm nhạc dân tộc cho nhiều bạn trẻ.
Mang chiêng đi đánh xứ Hàn

Mang chiêng đi đánh xứ Hàn

(GLO)- Được sự cho phép của UBND tỉnh Gia Lai, nhận lời mời và sự tài trợ kinh phí từ Trường Đại học Jeonju Kijeon (Hàn Quốc), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thành lập đoàn nghệ nhân tham dự lễ hội Âm thanh thế giới lần thứ 22 tại nước này.
Khúc tự tình miền sơn cước

Khúc tự tình miền sơn cước

Từ chốn rừng thiêng, trập trùng núi của miền đất huyền ảo, những bài sử thi, dân ca, dân vũ ra đời hòa cùng điệu chiêng, nhịp trống, điệu rơkel, m’buốt... Người Tây Nguyên có thể một mình lang thang đi tìm lời ru nguồn cội, rong chơi tháng ngày trong mùa lữ hành; trong những mùa đi, mùa ở, họ đều cất lên những lời tình tự.