Kông Chro bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không gian văn hóa cồng chiêng là di sản vô giá, là niềm tự hào từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Thời gian qua, huyện đã có nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng.

Huyện Kông Chro có 11 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, người Bahnar chiếm khoảng 75% dân số, sinh sống ở 74 thôn, làng. Năm 2022 là một năm có ý nghĩa đặc biệt khi huyện Kông Chro được tham gia Festival Tràng An kết nối di sản-Ninh Bình 2022. Đây là sự kiện văn hóa, du lịch có ý nghĩa quan trọng nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa và tôn vinh các di sản văn hóa, xúc tiến, quảng bá du lịch giữa các tỉnh, thành trong cả nước.

Phụ nữ xã Ya Ma (huyện Kông Chro) tập diễn tấu cồng chiêng. Ảnh: An Phát

Phụ nữ xã Ya Ma (huyện Kông Chro) tập diễn tấu cồng chiêng. Ảnh: An Phát

Vinh dự khi được tham gia sự kiện, ông Đinh Hôih (làng Nhang Lớn, xã Đak Kơ Ning) chia sẻ: “Tôi rất phấn khởi khi được tham gia một sự kiện lớn như thế này. Đây là dịp để bản thân được giao lưu, học hỏi và quảng bá di sản cồng chiêng của người Bahnar đến du khách”.

Còn chị Đinh Thị Alech (cùng làng Nhang Lớn) thì bày tỏ: “Tôi thấy rất vinh dự và tự hào khi được tham gia biểu diễn tại Festival Tràng An kết nối di sản-Ninh Bình. Qua chương trình, tôi được biết thêm nhiều di sản văn hóa độc đáo của các tỉnh, thành trong cả nước. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để tôi giới thiệu tới du khách và bạn bè cả nước về những nét văn hóa đặc sắc của tỉnh Gia Lai nói chung, huyện Kông Chro nói riêng”.

Theo thống kê, huyện Kông Chro hiện có 537 bộ cồng chiêng, 132 đội cồng chiêng. Thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp để văn hóa cồng chiêng lan tỏa trong đời sống cộng đồng như: hàng năm tổ chức các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao các dân tộc thiểu số toàn huyện; định kỳ 2 năm/lần tổ chức liên hoan cồng chiêng toàn huyện; tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng; chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức các buổi giao lưu văn hóa-văn nghệ, các lớp tập huấn để nghệ nhân, già làng truyền dạy kỹ thuật đánh cồng chiêng, chỉnh chiêng cho thanh thiếu nhi; phục dựng nghi lễ, lễ hội; thành lập câu lạc bộ, mô hình, phát triển thêm các đội cồng chiêng; huy động mọi nguồn lực để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của bà con dân tộc thiểu số tại địa phương.

Ông Nguyễn Trọng Hiếu-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện-cho biết: “Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn huyện; biểu dương gương người tốt, việc tốt trong việc lưu giữ văn hóa. Đồng thời, đơn vị định kỳ tổ chức các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao để người dân có cơ hội giao lưu, học hỏi, nâng cao đời sống tinh thần”.

Có thể bạn quan tâm

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.