Nhiếp ảnh Gia Lai: “Thắng lớn” ở sân chơi khu vực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ 29-năm 2024, nhiếp ảnh Gia Lai “thắng lớn” khi lần đầu tiên mang về trọn bộ huy chương vàng, bạc, đồng, khuyến khích, trong đó có huy chương vàng duy nhất của Liên hoan.

Với chủ đề “Đất nước-Con người Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, Ban tổ chức Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ 29-năm 2024 đã nhận được 2.032 tác phẩm dự thi; trong đó có 166 ảnh bộ và 1.866 ảnh đơn của 277 tác giả đến từ 10 tỉnh, thành phố trong khu vực.

Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải cho 15 tác phẩm xuất sắc nhất với 1 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 4 huy chương đồng và 7 giải khuyến khích; đồng thời chọn 162 tác phẩm của 104 tác giả trưng bày triển lãm.

Niềm vui của đoàn Gia Lai khi lần đầu tiên mang về trọn bộ các loại huy chương tại một liên hoan khu vực. Ảnh: NVCC

Niềm vui của đoàn Gia Lai khi lần đầu tiên mang về trọn bộ các loại huy chương tại một liên hoan khu vực. Ảnh: NVCC

Lâu nay, Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên luôn là sân chơi hết sức khắt khe, được xem như “chảo lửa” của ảnh nghệ thuật Việt Nam với đội ngũ cầm máy hùng hậu và rất mạnh về chuyên môn. Năm 2023, nhiếp ảnh Gia Lai lách qua “cánh cửa hẹp” để mang về 1 giải khuyến khích; năm trước nữa cũng chỉ có 1 huy chương đồng. Do vậy niềm vui vỡ òa khi Gia Lai xuất sắc mang về một bộ sưu tập hoàn chỉnh các loại huy chương. Chung cuộc, cùng với Đà Nẵng và Quảng Nam, đoàn Gia Lai đã được trao giải đồng đội.

Bộ ảnh đoạt huy chương vàng của NSNA Nguyễn Ngọc Hòa.

Bộ ảnh đoạt huy chương vàng của NSNA Nguyễn Ngọc Hòa.

Trong thành tích chung của đoàn, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Ngọc Hòa đóng góp nhiều nhất khi đoạt huy chương vàng duy nhất của Liên hoan với tác phẩm “Cà phê Việt” (thể loại ảnh bộ) và 1 huy chương đồng cho tác phẩm “Bé Ri-A chơi đàn” (ảnh đơn). Nguyễn Ngọc Hòa cho hay, anh mất cả năm trời để thực hiện bộ ảnh trên, từ chỗ nắm bắt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cà phê đến việc dành thời gian ghi lại khoảnh khắc qua từng công đoạn ươm trồng, thu hoạch, xuất khẩu…Các công đoạn đầu tiên đều chụp ở Gia Lai, riêng bức ảnh cuối cùng chụp về xuất khẩu thì phải làm một chuyến ra tận…Đà Nẵng.

“Nếu kể một câu chuyện đầy đủ thì phải đến 15 tấm ảnh, nhưng quy định của Liên hoan là chỉ được tối đa 8 tấm nên tôi cố gắng chắt lọc sao cho người xem có được hình dung tốt nhất có thể”-NSNA Nguyễn Ngọc Hòa cho biết. Bộ ảnh đã nói thay niềm tự hào của người dân Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung đối với loại cây trồng chủ lực, nhất là khi gần đây giá cà phê tăng gấp 2,5 lần. Huy chương vàng duy nhất trao cho tác phẩm cũng chính là sự tưởng thưởng xứng đáng dành cho sự nỗ lực, kiên trì theo đuổi khoảnh khắc của người cầm máy trong suốt một quá trình rất dài.

Tác phẩm "Bé Ri-A chơi đàn" được trao huy chương đồng.

Tác phẩm "Bé Ri-A chơi đàn" được trao huy chương đồng.

Với tác phẩm “Bé Ri-A chơi đàn”, NSNA Nguyễn Ngọc Hòa tiếp tục ghi điểm khi từ bỏ mô típ quen thuộc là chụp chân dung người già Tây Nguyên với nếp thời gian chất chồng để ghi lại nét đẹp rất trong trẻo, hồn nhiên của một em bé Jrai. Bên chiếc đàn bằng tre nứa, vẻ đẹp của thế hệ kế thừa đã gợi cho người xem thật nhiều cảm xúc.

Hình ảnh một Tây Nguyên hết sức sống động, đậm bản sắc cũng được NSNA Nguyễn Linh Vinh Quốc mô tả rất đắt thông qua tác phẩm “Lợp phên tre bảo vệ mái nhà rông” (huy chương bạc thể loại ảnh đơn). Nói về sự khắt khe của sân chơi cấp khu vực, anh kể: “Hơn 10 năm nay, năm nào tôi cũng có ảnh được chọn triển lãm, nhưng đây là lần đầu tiên có giải bạc khu vực”. Bức ảnh được anh chụp tại nhà rông Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu (xã Đak Rơ Wa, TP. Kon Tum) sau cả tuần đi đi về về. Trong ảnh, cả trăm người dân đang đồng lòng phối hợp để choàng thêm tấm phên tre lên trên mái tranh của nhà rông nhằm giữ độ bền của mái.

Tác phẩm “Lợp phên tre bảo vệ mái nhà rông” của tác giả Nguyễn Linh Vinh Quốc đạt huy chương bạc thể loại ảnh đơn.

Tác phẩm “Lợp phên tre bảo vệ mái nhà rông” của tác giả Nguyễn Linh Vinh Quốc đạt huy chương bạc thể loại ảnh đơn.

Chỉ một cú bấm máy song theo chia sẻ của NSNA Nguyễn Linh Vinh Quốc thì anh phải có mặt và ngủ lại làng từ đêm hôm trước, chờ dân làng thực hiện xong lễ cúng vào lúc sáng sớm để cầu mong công việc xuôi thuận, sau đó mới ghi lại được toàn cảnh sự công phu của cả cộng đồng trong việc phủ tấm phên lên mái nhà rông.

Ngoài ra, Gia Lai còn có 1 tác giả trẻ mới chơi ảnh khoảng 5 năm trở lại đây đạt giải, đó là tay máy Nguyễn Quang Thành. Công tác tại Tổng Công ty Cà phê Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai, Nguyễn Quang Thành có ngay thực tế sống động trước mắt nên đã giành giải khuyến khích thể loại ảnh đơn với tác phẩm “Vun đống cà phê quả khô”. Như bức tranh lập thể, tác phẩm đã phản ánh vẻ sống động của một quy trình tưởng chừng hết sức khô cứng.

Tác phẩm “Vun đống cà phê quả khô” của tác giả Nguyễn Quang Thành được trao giải khuyến khích.

Tác phẩm “Vun đống cà phê quả khô” của tác giả Nguyễn Quang Thành được trao giải khuyến khích.

Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh-vui mừng chia sẻ sau lễ khai mạc triển lãm và trao thưởng diễn ra vào ngày 29-3 tại TP. Đà Nẵng: “Đây là niềm vui rất lớn của đoàn Gia Lai, khẳng định tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc và sức sáng tạo của các nghệ sĩ nhiếp ảnh trên địa bàn tỉnh. Hội sẽ đề xuất khen thưởng xứng đáng đối với các tác giả này để từ đó tiếp tục động viên tinh thần sáng tạo của anh em”.

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

(GLO)-Mỗi khi gia đình có hiếu hỉ, người Jrai thường nấu nhiều món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong số đó, không thể không nhắc đến món anam tơpung, một món canh bột độc đáo và hấp dẫn.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Về nhà

Về nhà

Mấy cơn gió rượt đuổi nhau làm trời đêm mát rượi. Tân ngủ mê trên ghế bố kê cạnh chiếc xe khách mặc kệ cho phía bên kia đường mấy bài hát xuân vẫn ra rả vọng ra từ chiếc loa kẹo kéo.

Màu Tết “bên cồn”

Màu Tết “bên cồn”

(GLO)- “Bên cồn” trang trí, bày biện đón Tết ra sao là thắc mắc của không ít người sau khi trào lưu “đám giỗ bên cồn” thành cụm từ viral trên mạng xã hội mới đây.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Tết rồi, về nhà thôi...

Tết rồi, về nhà thôi...

Trong năm 2024, tôi (TS. Nguyễn Duy Duy - Viện Nghiên cứu Môi trường, Viện Nghiên cứu Quốc gia Úc) đã đặt chân tới 4 châu lục. Những chuyến công tác, những hội thảo khoa học, đưa tôi tới nhiều vùng đất khác nhau. Tôi đã đi thật xa, và giờ là lúc trở về. Tết rồi, về nhà thôi... 

Trải nghiệm ký ức Tết xưa

Trải nghiệm ký ức Tết xưa

(GLO)- Trong tâm thức, mỗi người Việt luôn trân trọng những cảm xúc đẹp với hương vị xưa quen thuộc, bình dị của Tết cổ truyền. Để hồi nhớ về không khí truyền thống ấy, khi Tết đến, xuân về, nhiều hàng quán, trường học…tại TP. Pleiku (Gia Lai) đã tái hiện lại những hình ảnh của Tết xưa đầy ấn tượng.

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Thời khắc thiêng liêng

Thời khắc thiêng liêng

(GLO)- Khi mâm cúng tất niên được bày biện tươm tất hay lễ cúng trừ tịch (cúng Giao thừa) hiện diện trong mỗi nếp nhà, có lẽ đó là những thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình.

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Nét đẹp trong lễ rước hồn lúa về kho

Nét đẹp trong lễ rước hồn lúa về kho

Gìn giữ, phát huy những nghi lễ truyền thống, cộng đồng người M’nông Gar ở xã Đắk Phơi (huyện Lắk) đã phục dựng và trình diễn thành công lễ rước hồn lúa về kho, một trong những nghi lễ quan trọng bậc nhất của dân tộc mình.

Ký ức yêu thương

Ký ức yêu thương

(GLO)- Những ngày trời lạnh như thế này, tôi thường có thói quen co ro trong chăn ấm và để ký ức thức dậy cùng biết bao kỷ niệm thời thơ ấu. Ký ức ngọt ngào, chan chứa yêu thương ấy luôn khiến lòng tôi mềm mại, ấm áp đến lạ kỳ.

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.