Nhà báo Đức: Ukraine đã hết tên lửa cho hệ thống phòng không Patriot và IRIS-T

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ukraine trên thực tế đã cạn kiệt nguồn dự trữ tên lửa cho hệ thống phòng không Patriot, IRIS-T cũng như các hệ thống phòng không khác, theo chuyên gia quân sự Julian Ropke.

Chuyên gia quân sự của tờ BILD (Đức), Julian Ropke hôm 11/4 cho biết: "Ukraine đã hết tên lửa Patriot và IRIS-T. Ngoài ra, hầu hết các kho vũ khí phòng không khác đều cạn kiệt hoặc bị phá hủy."

Julian Ropke cho biết ông đã cảnh báo điều này trong vài tuần trước. Đồng thời nói thêm rằng, các nước phương Tây có hàng trăm hệ thống và hàng nghìn tên lửa mà Ukraine cần trong kho của họ.

Nhà quan sát quân sự đưa ra kết luận trên sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công tổng hợp quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine rạng sáng ngày 11/4.

Trong những tuần gần đây, quan chức chính phủ và quân đội Ukraine đã nhiều lần kêu gọi các nước phương Tây cung cấp hệ thống phòng không trong bối cảnh Nga đã tăng cường không kích ồ ạt vào lưới điện của nước này.

Patriot do tập đoàn Raytheon của Mỹ phát triển, được đưa vào phục vụ trong quân đội Mỹ từ cuối năm 1981. Hệ thống được thiết kế để chống lại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay.

Hệ thống phòng không này bao gồm bệ phóng, trạm điều khiển và mang theo tối đa 16 tên lửa. Tên lửa có chiều dài 5,21 m; trọng lượng 312 kg; được trang bị một động cơ kép xung lực, có thể tiêu diệt tên lửa đang bay tới ở độ cao 40 km với tốc độ bay đạt Mach 5.

Trong khi đó, IRIS-T là hệ thống tên lửa tầm trung, được thiết kế để đánh chặn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, cũng như máy bay phản lực, trực thăng và máy bay không người lái.

IRIS-T có hai chế độ bắn: Khoá trước khi phóng và khóa sau khi phóng, cho phép đánh chặn hiệu quả mục tiêu tại mọi góc độ, trong nhiều điều kiện giao tranh. Phiên bản SLM cho phép bắn trúng mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 40 km, còn với phiên bản SLS ngắn hơn khoảng 25 km.

Có thể bạn quan tâm

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

(GLO)- Sau nhiều lần phát hiện thiết bị bay không người lái bay trên các cơ sở quân sự mà không được cấp phép, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật sửa đổi Đạo luật An ninh Hàng không, cho phép lực lượng vũ trang nước này bắn hạ các máy bay không người lái xâm nhập trái phép.