Người thầy "nội trú"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều người vẫn thường gọi thầy Võ Thành Nguyên-Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh bằng danh xưng thân mật: Người thầy “nội trú”. Bởi lẽ, 29 năm trong nghề thì có đến 27 năm thầy Nguyên gắn bó với mái trường chuyên biệt này.
Nhớ một thời gian khó
Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Quy Nhơn năm 1991, thầy giáo trẻ Võ Thành Nguyên rời xứ biển lên cao nguyên Gia Lai “gieo chữ” cho những học sinh nghèo tại Trường Tiểu học xã Hà Ra (huyện Mang Yang) rồi chuyển công tác về Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh 2 năm sau đó. Vì mới thành lập, ngôi trường chuyên biệt này khi ấy phải đối mặt với trăm bề khó khăn, thiếu thốn. Cơ sở vật chất chưa hoàn thiện; đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, chưa vững về chuyên môn. Ý thức và nền nếp học tập của học sinh còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, hệ thống trường nội trú cấp huyện vẫn chưa hình thành nên nhà trường có nhiệm vụ tuyển sinh cả 2 bậc THCS và THPT. Giáo viên hầu hết phải giảng dạy từ lớp 6 đến lớp 12 nên rất vất vả, nhất là trong việc soạn giáo án. “Chất lượng giáo dục của trường lúc bấy giờ rất thấp. Đơn cử như năm 1997, toàn trường chỉ có 3/43 học sinh lớp 12 thi đậu tốt nghiệp THPT, xếp cuối cùng trong số các trường THPT toàn tỉnh. Vì thế, bản thân mỗi giáo viên gánh trên vai trách nhiệm hết sức nặng nề với quyết tâm cùng với nhà trường từng bước cải thiện thực trạng ấy”-thầy Nguyên nhắc nhớ.
Thầy Võ Thành Nguyên (thứ 5 từ trái sang) thay mặt Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm học 2019-2020. Ảnh: Hồng Thi
Thầy Võ Thành Nguyên (thứ 5 từ trái sang) thay mặt Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm học 2019-2020. Ảnh: Hồng Thi
Những năm về sau, trong vai trò Bí thư Đoàn trường, thầy Nguyên đã tham mưu, tổ chức nhiều phong trào thi đua học tập và rèn luyện, nhận được sự hưởng ứng của đông đảo giáo viên, học sinh. Năm 2003, thầy được bổ nhiệm giữ chức  Phó Hiệu trưởng nhà trường, phụ trách chuyên môn. Trên cương vị mới, việc làm đầu tiên mà thầy Nguyên thực hiện là tham mưu giúp cấp trên siết chặt quản lý, đưa việc dạy và học đi vào nền nếp. Giáo viên bắt buộc phải soạn giáo án cho cả tiết học chính khóa lẫn phụ đạo; học sinh phải tăng cường thời gian tự học ngoài giờ lên lớp dưới sự hỗ trợ, giám sát của giáo viên. Chỉ trong vòng 1 năm, kết quả xếp loại qua thanh tra giáo dục toàn diện của trường đã nhảy vọt từ mức trung bình lên tốt trong sự phấn khởi của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh. Năm 2005, thầy Nguyên tiếp tục tham mưu giúp Hiệu trưởng nhà trường đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh cho phép tổ chức ôn thi cao đẳng, đại học cho học sinh lớp 12 ngay tại trường và được chấp thuận. Khắc phục mọi khó khăn, nhà trường đã triển khai nghiêm túc chương trình này và gặt hái được kết quả đáng mừng. Từ việc hàng năm chỉ có khoảng 5-10% học sinh đậu đại học, cao đẳng thì chỉ sau 3 năm thực hiện ôn thi, con số này đã đạt 40%. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT cũng tăng lên đáng kể và lần đầu tiên chạm ngưỡng tuyệt đối vào năm 2012.
Giữ vững vai trò “đầu tàu”
Năm 2015 có lẽ là cột mốc đáng nhớ với thầy Nguyên khi được giao đảm nhiệm trọng trách Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh và được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ nhà trường. “Đây là niềm vinh dự cũng là trách nhiệm lớn lao đối với tôi. Làm thế nào để duy trì và phát huy hơn nữa những thành quả mà tập thể thầy và trò nhà trường đã đạt được là điều khiến tôi luôn trăn trở”-thầy Nguyên bày tỏ.
Thử thách đặt ra cho tân Hiệu trưởng Võ Thành Nguyên khi cũng vào năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thực hiện thi THPT Quốc gia lần đầu tiên. Điều này khiến thầy và trò đối mặt với không ít áp lực trong việc dạy-học. Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm và phương pháp giáo dục hợp lý, đề cao tinh thần “dạy thật-học thật”, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 100% không chỉ trong năm 2015 mà còn duy trì kết quả này liên tục đến hiện tại. Cùng với đó, tỷ lệ học sinh đậu các trường đại học, cao đẳng có uy tín, chất lượng ngày càng cao, trung bình trên 85%/năm, thậm chí có năm đạt 95-97%. Giáo dục mũi nhọn cũng có nhiều chuyển biến tích cực, bình quân mỗi năm trường có khoảng 10 em đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được chú trọng. Chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng không ngừng được nâng cao.
Chất lượng giáo dục của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh nhiều năm qua đã được nâng lên đáng kể. Ảnh Mộc Trà
Chất lượng giáo dục của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh nhiều năm qua đã được nâng lên đáng kể. Ảnh: Mộc Trà
Trong 5 năm (2015-2020), Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; được UBND tỉnh, Chính phủ, Bộ Công an tặng cờ thi đua. Năm 2018, nhà trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì. Cá nhân thầy Võ Thành Nguyên cũng được cấp ủy, chính quyền, ngành Giáo dục và Đào tạo ghi nhận bằng nhiều phần thưởng xứng đáng.

Ngoài ra, trong vai trò Bí thư Chi bộ, thầy Nguyên đã thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo công tác tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng; chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; nghiên cứu, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; xây dựng chương trình hành động và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Trong 5 năm qua, không có cán bộ, đảng viên, viên chức nào của trường mắc sai phạm trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hàng năm, 100% đảng viên xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó 15% xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Từ năm 2015 đến năm 2019, có 4 năm chi bộ được xếp loại trong sạch vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 1 năm xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ông Lê Duy Định-Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo-đánh giá: Với chức trách, nhiệm vụ của một Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, thầy Võ Thành Nguyên luôn năng động, sáng tạo, quyết liệt cùng với tập thể nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị nhằm nâng cao chất lượng dạy học và nuôi dưỡng học sinh. Thành công nhất có thể kể đến đó là 9 năm liên tục duy trì kết quả 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT, điều mà ngay cả các trường có nhiều điều kiện thuận lợi hơn còn khó đạt được. Số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh ngày càng tăng, một số năm còn có học sinh nằm trong đội tuyển của tỉnh thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Đặc biệt, nếu trước đây, hầu hết học sinh dân tộc nội trú học lên đại học thông qua các chương trình cử tuyển thì nhiều năm qua, các em đã đậu đại học, cao đẳng bằng chính điểm thi trực tiếp của mình. Kết quả ấy thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, dìu dắt của người đứng đầu.
HỒNG THI

Có thể bạn quan tâm

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu. Ảnh: Hà Bắc

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu

(GLO)- Ngày 16-1, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an huyện Đak Pơ tổ chức hoạt động trải nghiệm kỹ năng chữa cháy, thoát nạn và thực tập phương án chữa cháy, CNCH tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu (xã Phú An).

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

(GLO)- Ngày 15-1, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.