Người dân Tân An chung sức bảo tồn bia Chăm Tư Lương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều hộ dân ở thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã tự nguyện hiến đất tạo lối đi, mở rộng khuôn viên nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích bia Chăm trên địa bàn.
Theo người dân thôn Tư Lương, khoảng thập niên 60 của thế kỷ XX, trong khi phát rẫy, bà con trong thôn phát hiện hòn đá tạc nhiều dòng ký tự lạ nên gọi là hòn đá chữ. Đến giữa năm 2010, các nhà khoa học đã biết đến thông tin này. Sau khi nghiên cứu, dịch nghĩa, các nhà khoa học cho rằng, đây là tấm bia, khắc chữ Chăm thuộc Vương quốc Champa trong quá khứ, gọi là bia Chăm Tư Lương. Đây là minh chứng về sự xuất hiện của đế chế Champa trên cao nguyên và mối quan hệ với quốc gia Đại Việt, ít nhất đến cuối thế kỷ XV.
Với những giá trị to lớn đó, năm 2017, UBND huyện Đak Pơ đã vận động người dân hiến đất làm lối đi và mở rộng khu vực bia. Theo đó, toàn bộ khuôn viên bia có diện tích 255 m2 được bao bọc bởi bờ tường cao 40 cm, phía trên là hàng rào lưới B40 cao 1,2 m, giăng ngang qua 22 trụ bê tông và 1 cửa sắt cao 1,9 m, rộng hơn 3 m. Ngoài ra, huyện còn làm mái che, thảm bê tông nền và làm bảng chỉ dẫn đến khu vực bia.
Bia Chăm Tư Lương nằm trong bụi cây gai rậm rạp, muốn tiếp cận phải đi qua rẫy của gia đình ông Nguyễn Thời-Bí thư Chi bộ thôn Tư Lương. Ý thức được giá trị văn hóa, lịch sử của di tích, ông Thời đã bàn bạc với người thân hiến khoảng 280 m2 đất. Từ đó, con đường nối tới bia Chăm dài 70 m, rộng 4 m đã hình thành, giúp các nhà khoa học, người dân đến tìm hiểu, nghiên cứu và tham quan thuận lợi.
Người dân thôn Tư Lương (xã Tân An) đã tự nguyện hiến đất để huyện Đak Pơ xây dựng các công trình nhằm bảo tồn bia Chăm Tư Lương. Ảnh: Ngọc Minh
Người dân thôn Tư Lương (xã Tân An) đã tự nguyện hiến đất để huyện Đak Pơ xây dựng các công trình nhằm bảo tồn bia Chăm Tư Lương. Ảnh: Ngọc Minh
Tương tự, ông Nguyễn Văn Tuấn (cùng thôn) tự nguyện hiến gần 111 m2 đất để mở rộng diện tích khu vực bia đá. Ông chia sẻ: “Trước đây, khi chưa biết nội dung ghi trên bia, nhiều người cho rằng phía dưới có kho báu nên tìm cách đào bới; một số hộ dân còn chăn thả gia súc xung quanh khu vực bia. Vì thế, khi nghe tin địa phương xây dựng hàng rào bảo vệ bia, gia đình tôi đã tự nguyện hiến đất, đồng thời vận động để người dân không xâm phạm khuôn viên bia”. 
Ngoài diện tích đất do gia đình ông Thời, ông Tuấn hiến tặng, hiện nay, UBND xã Tân An đang quản lý mảnh đất 5% rộng khoảng 1.000 m2 bên cạnh khu vực bia Chăm Tư Lương. Chính quyền địa phương có kế hoạch làm bãi đậu xe của khách du lịch khi về tham quan, tìm hiểu.
Trao đổi với P.V, ông Lê Kim Ngọc-Chủ tịch UBND xã Tân An-cho biết: “Kể từ khi phát hiện bia đá có khắc chữ tại thôn Tư Lương, người dân và chính quyền địa phương xem đây là niềm tự hào, vừa là trách nhiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Chúng tôi đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể và các thôn tập trung tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân biết được giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời trên vùng đất Tân An. Đồng thời, tiếp tục vận động các hộ dân có đất xung quanh khu vực bia đá hiến tặng thêm để trồng cây bóng mát, hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp; thành lập tổ bảo vệ, chăm sóc cây cảnh… Bên cạnh đó, gắn kết các điểm du lịch sinh thái, văn hóa trên địa bàn với bia Chăm Tư Lương, quảng bá rộng rãi cho người dân cũng như du khách biết”.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Việt lại náo nức với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, nét đẹp tặng chữ đầu xuân đã trở thành một truyền thống hiếu học của dân tộc và mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho năm mới.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.