Người bị bệnh chàm nên tắm nước ấm hay lạnh?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tắm rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của cơ thể và việc dành quá nhiều hoặc quá ít thời gian cho việc tắm rửa có thể dẫn đến các vấn đề về da. Đặc biệt, nếu bạn bị bệnh chàm, các chuyên gia khuyến nghị nên tắm bằng nước ấm.

Theo bác sĩ da liễu Edidiong Kaminska, làm việc tại Mỹ, thời gian tắm tối đa được khuyến nghị là khoảng từ 5 đến 10 phút. Đây là thời gian đủ để làm sạch và dưỡng ẩm cho da, theo Healthline.

"Làn da của chúng ta cần nước, giống như cơ thể. Nhưng nếu chúng ta cung cấp quá nhiều hoặc quá ít có thể gây ra hậu quả cho da", bác sĩ Kaminska nói.

Thời gian tắm tối đa được khuyến nghị là khoảng từ 5 đến 10 phút. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Thời gian tắm tối đa được khuyến nghị là khoảng từ 5 đến 10 phút. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Theo bác sĩ Kaminska, tắm trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị mất nước. "Mục đích của việc tắm vòi sen là để hydrat hóa và làm sạch da, nhưng tắm nước ấm trong thời gian dài sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da. Đồng thời, nó cũng làm lỗ chân lông nở ra và để hơi ẩm thoát ra ngoài", bà Kaminska cho biết.

Để giữ ẩm, bác sĩ Kaminska khuyên nên thoa kem dưỡng ẩm toàn thân sau khi tắm vì nó cho phép nước lưu lại trong da và không thoát ra ngoài.

Tuy nhiên, tắm trong thời gian ngắn sẽ không đảm bảo làn da được vệ sinh sạch sẽ.

Lưu ý khi bị bệnh chàm

Bên cạnh đó, nếu bạn có làn da khô hoặc bị bệnh chàm, bác sĩ Anna Guanche, chuyên gia tại Học viện Da liễu Mỹ, khuyến nghị nên tắm bằng nước ấm và tắm trong thời gian ngắn hơn. Ngoài ra, mọi người tránh tắm nước nóng trong những tháng mùa đông vì lúc này nhiệt độ cao có thể không tốt cho da, dẫn đến viêm nhiễm và làm tăng các triệu chứng của bệnh chàm.

Theo Học viện Da liễu Mỹ, tắm nước ấm sẽ có lợi cho người bệnh vẩy nến và bệnh chàm. Mặt khác, tắm nước ấm có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng cảm lạnh, ho bằng cách làm long đờm và thông đường thở. Tuy nhiên, tắm nước lạnh cũng có thể mang lại một số lợi ích như giảm đau nhức cơ bắp, làm dịu làn da kích ứng hoặc ngứa ngáy và giúp tỉnh táo.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.