Ngọn lửa tình nguyện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày này, ngọn lửa tình nguyện lại cháy lên trong tim tuổi trẻ Kon Tum, giục giã bước chân đi, đem theo nhiệt huyết, trách nhiệm và nghĩa tình, về với vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Sáng nay, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần mấy dòng ngắn ngủi đăng trên facebook của Lâm- một cán bộ đoàn mà tôi quen biết.

“Những ngày này mưa nắng thất thường. Nhưng dù vậy, trong lòng mình lại rạo rực một ngọn lửa vô hình giục giã bước chân đi. Đó là ngọn lửa tình nguyện của tuổi trẻ”- Lâm viết.

Trước đó, tôi biết rằng, cậu đang tham gia chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023 ở một ngôi làng xa xôi. Lâm kể rằng, ở đó, cậu cùng nhiều đoàn viên khác, ban ngày giúp hộ neo đơn sửa nhà, dọn vườn; cùng dân làng đắp đường, dọn rãnh thoát nước.

Đêm đến, lại tỏa về từng làng, đến từng nhà tuyên truyền, vận động bà con thực hiện kế hoạch hóa gia đình; ăn ở hợp vệ sinh; giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp và phòng sốt xuất huyết; hạn chế uống rượu, bia.

Cứ thế, tất bật từ sáng đến đêm khuya. Mệt mà vui!

Hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc cà phê. Ảnh: H.L

Hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc cà phê. Ảnh: H.L

Có lẽ những ai từng tham gia các hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ đều ít nhiều nhớ về thời thanh niên sôi nổi, luôn ước mơ được cống hiến trí tuệ và sức lực cho những nơi còn nhiều khó khăn.

Từ khi giơ nắm tay hô vang lời hứa dưới cờ Đoàn đỏ thắm in Huy hiệu Đoàn, rằng sẽ không ngừng rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu đoàn viên, tôi đã được trao truyền ngọn lửa tình nguyện. Và từ đó, tôi luôn giữ trong tim ngọn lửa ấy.

Ngày ấy, chưa có những hoạt động như Thứ Bảy tình nguyện, Chủ nhật xanh, Mùa hè xanh, Mùa hè tình nguyện, nhưng bất cứ hoạt động nào của nhà trường, của địa phương đều mang dấu ấn Đoàn thanh niên.

Năm cuối cấp 3, chúng tôi đã hì hụi đắp đất suốt 3 tháng hè ròng rã để làm nên con đường Thanh niên dài gần 3km, vượt qua ruộng lầy, nối trường học với Quốc lộ 45.

Vào đại học, ngày thứ 7, chủ nhật không còn là ngày nghỉ nữa mà đã trở thành ngày tình nguyện. Từ Hà Nội, chúng tôi cùng nhau đạp xe hàng chục cây số xuống Hoài Đức (Hà Tây) lên Kim Bôi (Hòa Bình) để tặng quà cho trẻ em, hay giúp dân rào vườn, trồng rau, gặt lúa.

Khi đi làm, 23 năm trước, tôi cũng háo hức tham gia chiến dịch Thanh niên tình nguyện đầu tiên.

Cũng xin được nhắc lại đôi chút. Sở dĩ gọi là chiến dịch Thanh niên tình nguyện đầu tiên là vì năm 2000 được chọn là “Năm Thanh niên Việt Nam”. Và cũng là năm Trung ương Đoàn phát động phong trào Thanh niên tình nguyện.

Đây là cột mốc đầu tiên đánh dấu chặng đường lịch sử 23 năm với những mùa hè tình nguyện của thanh niên cả nước.

Qua những tên gọi khác nhau và từ năm 2009 đến nay là “Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè”, qua 23 năm, Chiến dịch đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn. Bàn tay, khối óc của hàng triệu thanh niên đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Khi ấy, mang theo nhiệt huyết, sức lực và trí tuệ, chúng tôi lên xã Đăk Man, một xã đặc biệt khó khăn của huyện Đăk Glei, nơi có công trường thi công đường Hồ Chí Minh. Cùng tham gia chiến dịch có tuổi trẻ Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh.

Chúng tôi hăng say đào đắp đập thủy lợi, phát quang đường làng, làm sân bóng đá, bóng chuyền. Đêm về đốt đuốc xuống làng dạy chữ cho trẻ em; hướng dẫn bà con ăn ở hợp vệ sinh, cách phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

Vượt qua nhiều khó khăn, với những việc làm cụ thể và ý nghĩa, chiến dịch đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng đồng bào DTTS.

Trong những ngày dầm mưa dãi nắng, làm việc vất vả ấy cũng đã có những trầy trật, những tai nạn nhỏ. Và vì thế, đã có những ý kiến cho rằng, nên chọn cách làm tình nguyện phù hợp.

Đại khái là, thay vì huy động sinh viên đào mương, đắp đường, thì hãy để các em giúp người dân bằng những việc làm mà các em có thế mạnh, như mở các lớp dạy kèm, tổ chức các buổi chia sẻ về học tập, tư vấn về học tập và nghề nghiệp, giao lưu thể thao, văn nghệ.

Nhưng khi tôi hỏi “liệu mình có thực sự giúp được người dân qua những việc làm thế này hay không”, thì một bạn trẻ đã có chia sẻ rất ý nghĩa.

Thanh niên tình nguyện giúp dân làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: HL
Thanh niên tình nguyện giúp dân làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: HL

“Có chứ anh. Nhưng không hoàn toàn nhờ vào mấy chục mét mương mới đào hay vài chục mét đường mới đắp, vì không có mình thì người dân vẫn tự làm được. Nhưng em đi để học hỏi, để thấu hiểu sự nhọc nhằn của đồng bào, để mai này, với tri thức của mình, biết đâu em sẽ làm được những điều lớn lao hơn, thiết thực hơn”-cậu nói.

Những ai đã qua thời tình nguyện, chắc sẽ đồng ý với tôi rằng, giá trị của tình nguyện không chỉ ở vật chật, mà nhiều hơn cả là giá trị tinh thần. Nhờ có những mùa hè tình nguyện, tuổi trẻ đã biết sống có ích, tự giác, trách nhiệm với cộng đồng và đất nước.

Và mỗi mùa chiến dịch sẽ giúp tuổi trẻ học được thêm những điều mới, hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn về “cho là nhận”, điều nhận được sẽ lớn hơn rất nhiều điều chúng ta đã cho đi.

Những ngày này, khi chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023 được tổ chức ở các địa phương, ngọn lửa tình nguyện lại cháy lên trong tim tuổi trẻ Kon Tum, giục giã bước chân đi, đem theo nhiệt huyết, trách nhiệm và nghĩa tình, về với vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Nơi đó, các hoạt động tình nguyện tạo môi trường cho tuổi trẻ rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, góp phần hình thành lớp thanh niên sống đẹp, có bản lĩnh, trí tuệ, có sức khỏe, có kỹ năng thực hành xã hội đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Và nếu cần vài dòng để kết thúc bài viết, tôi cho rằng, các bạn đoàn viên, thanh niên hãy một lần đến với Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Đi để học hỏi, đi để trải nghiệm, đi để cống hiến, đi để trưởng thành.

Ngọn lửa tình nguyện sẽ thôi thúc và hỗ trợ cho các bạn vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.