Nghiên cứu tại Việt Nam: ăn thịt chuột đồng, tê tê làm tăng nguy cơ nhiễm Corona

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các chuyên gia kêu gọi hạn chế hoạt động giết mổ, nuôi thương mại, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, chế biến và tiêu thụ động vật hoang dã để phòng ngừa lây nhiễm virus Corona.
 

 Chuột được làm sạch và đặt lên rơm rạ chuẩn bị cho khâu nướng ở vùng Đan Phượng - Ảnh: AFP
Chuột được làm sạch và đặt lên rơm rạ chuẩn bị cho khâu nướng ở vùng Đan Phượng - Ảnh: AFP



Theo tổ chức bảo tồn WCS ngày 18.6, một nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy chuỗi cung ứng động vật hoang dã làm thực phẩm đã gia tăng nguy cơ lây truyền virus Corona sang con người.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc tổ chức WCS, Cục Thú y thuộc Bộ NN&PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, EcoHealth Alliance và Viện Một sức khỏe thuộc Đại học California tại Davis (Mỹ).

Theo các chuyên gia, tại các mắt xích của chuỗi cung ứng, động vật hoang dã thường bị căng thẳng và bị nuôi nhốt trong điều kiện chật chội cùng với các loài động vật khác du nhập từ nhiều nguồn, điều này làm gia tăng khả năng lây truyền virus Corona.

Các tác giả cũng đã cảnh báo nguy cơ bùng phát lây lan virus từ động vật sang người trong quá trình buôn bán động vật hoang dã.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu tại 70 địa bàn ở Việt Nam và phát hiện 6 loại virus Corona đã biết.

Cụ thể, tỷ lệ dương tính với virus Corona khá cao trên chuột đồng được chế biến làm thực phẩm cho con người. Tỉ lệ dương tính tăng lên một cách đáng kể dọc theo chuỗi cung ứng từ thương lái (21%), tới các khu chợ (32%) và nhà hàng (56%).

Kết quả nghiên cứu trên các loài gặm nhấm cũng chỉ ra nguy cơ lây lan virus Corona tới những loài động vật hoang dã khác (cầy, tê tê) ở những nơi có số lượng lớn động vật bị thu gom, vận chuyển và nuôi nhốt.

Tại 2/3 số trang trại động vật hoang dã và 6% số động vật gặm nhấm được nuôi ở trang trại ở các điểm tham gia vào nghiên cứu cũng cho kết quả virus Corona dương tính.

Trên mẫu phân của loài gặm nhấm tại các trang trại gây nuôi động vật hoang dã cũng cho thấy có chủng loại virus Corona như trên dơi và chim, điều này cho thấy có sự chia sẻ về cả môi trường sống và/hoặc lây lan virus giữa các loài.

Theo WCS, mặc dù hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy các virus này là mối đe dọa với sức khỏe con người, tuy nhiên, nghiên cứu này giúp nâng cao năng lực giám sát của Việt Nam nhằm phát hiện các virus mới nổi hoặc virus chưa từng được biết tới ở người, động vật hoang dã và động vật nuôi thông thường trong tương lai.

Nghiên cứu khuyến nghị một số biện pháp phòng ngừa cụ thể như hạn chế hoạt động giết mổ, gây nuôi thương mại, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, chế biến và tiêu thụ động vật hoang dã.

Theo Khánh An (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.