Nghệ nhân trăm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- So với những người cùng hơn 100 tuổi vừa được xã Ia Băng (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức mừng thọ, nghệ nhân Dach (thôn Prông Thoong) trở nên nổi bật ở nhiều khía cạnh. Ông từng là già làng, có tài kể khan (hri) và đặc biệt là trí nhớ, sức khỏe dẻo dai. Quanh ông luôn có những câu chuyện lấp lánh màu sắc huyền thoại.

Khỏe như voi

Người dân thôn Prông Thoong xem nghệ nhân Dach như một tráng sĩ bước ra từ sử thi bởi sức khỏe hiếm có. Trưởng thôn Siu Lol cho biết: Khi còn trẻ, ông Dach đã nổi tiếng khắp vùng vì “khỏe như voi”. Những câu chuyện khó tin về ông cứ thế được truyền tai, lan xa khắp vùng. Anh kể: “Ở vùng này có 2 nhân vật đi vào lịch sử của làng, đó là ông Măng nổi tiếng giàu có với nhiều bộ cồng chiêng, nồi đồng, voi, ngựa đầy chuồng. Người thứ 2 là ông Dach được xem là người khỏe nhất vùng. Người làng hễ đi tới các huyện Đức Cơ, Chư Sê, Ayun Pa giới thiệu ở Prông Thoong có thể không ai biết, nhưng nói ở Prông Măng thì họ biết là mình đến từ làng của ông Măng. Còn nếu hỏi về người khỏe nhất vùng đất dốc (Thoong trong tiếng Jrai có nghĩa là dốc) dưới chân dãy Hàm Rồng thì chắc chắn đó là ông Dach”.

Ngoài kể khan, ông Dach còn thạo nghề đan lát truyền thống và am hiểu nhiều tri thức bản địa. Ảnh: H.N

Ngoài kể khan, ông Dach còn thạo nghề đan lát truyền thống và am hiểu nhiều tri thức bản địa. Ảnh: H.N

Trưởng thôn Siu Lol cho rằng, chuyện về sức vóc hơn người của ông Dach hoàn toàn có căn cứ: “4 năm trước, khi con trai ông Dach làm đám ruộng sát dòng suối Kép, có 1 tảng đá lớn chắn ngang suối. Người con trai dùng đủ cách với xà beng, đòn bẩy mà không thể bẩy được tảng đá để dẫn nước vào ruộng. Vậy mà ông Dach chỉ tay không đã “bứng” được tảng đá nặng đi chỗ khác trước sự chứng kiến của dân làng. Lúc đó, ông đã trên trăm tuổi. Từ đó, người ta càng tin những câu chuyện trước kia về ông là có thật”.

Người dân còn truyền tai về những chuyến đi săn và chứng kiến ông Dach như một dũng sĩ bước ra từ truyện cổ tích. Theo Trưởng thôn Siu Lol, hồi đó, nhà nào cũng nuôi ngựa để lấy sức thồ hàng hóa, di chuyển thuận lợi. Ông Dach nuôi một bầy ngựa thả rông trong rừng và chỉ thuần hóa con đầu đàn để cưỡi đi săn. Trong mỗi chuyến đi săn, làng thường chọn những thanh niên khỏe mạnh, cưỡi những con ngựa tốt nhất. Có chuyến đi nhiều ngày mới trở về, người ngựa leo núi đều mệt lả nhưng ông Dach thì vẫn khỏe như thường. Những người cùng đi với ông kể rằng, ông sẵn sàng nhảy khỏi lưng ngựa, chạy ngược lên đỉnh núi theo dấu thú rừng nhẹ nhàng như người ta đi giữa vùng đất bằng.

Hỏi về bí quyết để có được sức khỏe, ông Dach nói: “Dân làng đồn mình có thuốc giấu, nhưng thực ra đó là một loại “củ khỏe” có tên là tơ nơ. Đây là loại cây rừng, củ gần giống củ nghệ nhưng nhỏ hơn, có 2 loại màu vàng và màu tím, ăn vào có vị cay và đắng ở hậu vị. Ăn củ này khiến cho người hưng phấn và làm việc không biết mệt. Nhưng nếu ăn củ tơ nơ mà uống rượu và không chịu lao động, nó sẽ tác động đến thần kinh làm cho mất kiểm soát, dễ nóng giận. Ăn tơ nơ cũng giống như con dao hai lưỡi, nó có thể giúp mình khỏe mà cũng có thể làm hại mình. Chỉ một số ít người biết loại cây này và tác dụng thực của nó. Hồi trẻ, mình chỉ được ăn vài lần vì sau này củ tơ nơ hoàn toàn mất giống. Mình cố ý vào rừng tìm nhưng không còn thấy nữa”.

Ông Dach cũng không biết thực hư củ tơ nơ có khiến mình khỏe cho tới tận giờ hay không, nhưng chính cuộc sống chăm chỉ lao động, cưỡi ngựa đi rừng đi rẫy khiến sức lực của ông dẻo dai và “các giác quan đều thính nhạy”-như lời ông nói. Sinh năm 1916 nhưng so với người em trai Dun (SN 1920), ông Dach còn khỏe mạnh hơn nhiều. Ở tuổi 107, ông vẫn xuyên rừng chặt tre, nứa về đan gùi. Có khi ông đi xa hàng chục km để tìm những cây gỗ có thân dẻo về làm đế. Một chiều mưa ngồi trò chuyện cùng trong ngôi nhà sàn nhìn thẳng ra dãy Hàm Rồng, tay ông thoăn thoắt đan gùi, kể rành rọt nhiều câu chuyện xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên lẫn thán phục.

Nghệ nhân trăm tuổi

Không chỉ có sức khỏe, nghệ nhân Dach còn có tài năng hát kể sử thi đặc biệt. Trên sân khấu Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa (tháng 4-2023), giọng hát kể trầm bổng, ngân vang của ông đã nhận được những tràng vỗ tay vang dậy của các nghệ nhân đến từ nhiều làng, xã. Chị Đinh Thị Lan-công chức Văn hóa-Xã hội huyện Đak Đoa-cho hay: “Ông Dach thường xuyên tham gia các sự kiện văn hóa của huyện, của tỉnh với vai trò là nghệ nhân kể khan, hát dân ca. Ông là nghệ sĩ đầy cá tính và phong cách. Khi kể sử thi, ông kết hợp biểu diễn những động tác của các nhân vật trong chuyện xưa một cách tự nhiên, nhịp nhàng, giọng hát khỏe và luôn giữ được làn hơi dài. Các tiết mục của ông luôn có sức hấp dẫn đặc biệt”.

Trên trăm tuổi, nghệ nhân Dach vẫn giữ được giọng hát kể sử thi đặc biệt và thường xuyên tham gia các sự kiện văn hóa tại địa phương. Ảnh: Minh Châu

Trên trăm tuổi, nghệ nhân Dach vẫn giữ được giọng hát kể sử thi đặc biệt và thường xuyên tham gia các sự kiện văn hóa tại địa phương. Ảnh: Minh Châu

Có bố là người Bahnar, mẹ là người Jrai, hiểu biết ngôn ngữ và bề dày văn hóa 2 dân tộc nên nghệ nhân Dach có thể kể khan được bằng 2 thứ tiếng. Ông hồi tưởng: “Những năm trước giải phóng, vùng này đều là nhà tranh, không có điện. Đêm đêm, bà con tụ họp thành nhóm, đốt lửa lấy ánh sáng và sẵn sàng ghè rượu rồi mời mình đến hát kể sử thi. Mình đi tới đâu cũng được bà con nài nỉ kể khan cho họ nghe. Làng có việc quan trọng, cần tập hợp mọi người lấy ý kiến thống nhất cũng không khó khăn gì”.

Theo anh Siu Lol, nghệ nhân Dach là biểu tượng của làng bởi tinh thần cống hiến và lối sống khỏe mạnh. “Ông không chỉ có năng khiếu văn nghệ mà còn là kho kiến thức của làng. Nhiều chuyện không biết hoặc biết không tường tận, bà con đều phải nhờ đến ông. Người ta nói khi một người già mất đi như thư viện bị thiêu rụi, điều này hoàn toàn đúng với nghệ nhân Dach”-anh Siu Lol khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.