Theo dõi Báo Gia Lai trên(GLO)- Xóa tan những nghi ngại về sự mai một của văn hóa truyền thống, sự xuất hiện ngày càng nhiều của nghệ nhân “nhí” ở các buôn làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã khẳng định sức sống di sản từ ý thức kế thừa mạnh mẽ.
|
Thế hệ "măng non" trong đội nghệ nhân đến từ huyện Đak Đoa. Ảnh: Lam Nguyên |
Các nghệ nhân “nhí” luôn là “biên chế” không thể thiếu trong các đội cồng chiêng của thôn làng hiện nay. Các em tham gia biểu diễn ở nhiều vị trí tùy theo lứa tuổi. Có em nhún nhảy gõ nhịp cồng chiêng, có em hào hứng chơi chũm chọe hoặc nhạc cụ. Một số “biến hóa” thành pơtual (múa hề) nhằm khuấy động, tạo không khí vui tươi cho lễ hội.
Dù ở vai nào, sự trong sáng, hồn nhiên của các nghệ nhân “nhí” luôn mang lại luồng sinh khí mới mẻ, tràn đầy hứng khởi. Tất cả là minh chứng cho lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc của chính chủ thể di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, từ đó kế thừa mạnh mẽ và sáng tạo.
Dưới đây là một số hình ảnh về các nghệ nhân nhỏ tuổi mà P.V Báo Gia Lai ghi nhận được tại các lễ hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua:
|
Các nghệ nhân nhỏ tuổi huyện Đak Pơ "phụ trách" những chiếc chiêng nhỏ nhất trong dàn cồng chiêng. Ảnh: Lam Nguyên |
|
Nghệ nhân "nhí" huyện Krông Pa góp vui với âm thanh rộn ràng của những chiếc chũm chọe. Ảnh: Lam Nguyên |
|
Huyện vùng khó Ia Pa cũng sở hữu những nghệ nhân nhỏ tuổi đáng yêu. Ảnh: Lam Nguyên |
|
Dù nhỏ tuổi nhưng động tác múa xoang của các em vẫn rất uyển chuyển. Ảnh: Lam Nguyên |
|
2 pơtual "nhí" thị xã An Khê thu hút ống kính của mọi du khách. Ảnh: Lam Nguyên |
|
Điểm nhấn của đội cồng chiêng đến từ huyện Chư Păh cũng là 2 pơtual hóa trang bằng cách trát bùn từ đầu tới chân. Ảnh: Lam Nguyên |
|
Nhiều em thể hiện năng khiếu chơi nhạc cụ truyền thống từ rất sớm. Ảnh: Lam Nguyên |
|
Thêm một nghệ nhân "nhí" huyện Mang Yang gây ấn tượng với tài chơi đàn klông pút. Ảnh: Lam Nguyên |
|
Sự chỉ dạy ân cần của ông, cha chính là cách "tiếp lửa" thiết thực đối với thế hệ trẻ. Ảnh: Lam Nguyên |