Những hòn đá hình dáng giống như chiếc chày, cối có dấu hiệu của sự mài dũa, chạm vào nhau phát ra tiếng động lạ như kim loại bị va đập nghi là cổ vật thời tiền sử.
Anh Ngân Văn Hùng ở bản Đồng Kho - Đồng Thờ (Tân Kỳ- Nghệ An) đang giữ những hòn đá nghi là hiện vật thời tiền sử. Ảnh: Hà Thủy
Ngày 14.5, anh Ngân Văn Hùng ở bản Đồng Kho - Đồng Thờ, xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) cho biết, anh đang giữ một số hòn đá có hình dáng khá kì lạ nghi là cổ vật từ thời tiền sử.
Trước đó khoảng một tháng, trong lúc xuống suối gần nhà nhặt đá về xây chuồng gà, anh vô tình nhặt được một hòn đá nặng khoảng 30 kg, dài hơn 70cm, rộng hơn 50cm có hai lỗ tròn sâu hơn 10cm ở trên bề mặt.
Những hòn đá này trông giống như chày cối đá. Ảnh: Hà Thủy
Những ngày sau đó, anh liên tiếp phát hiện những hòn đá khác giống như chiếc cối đá và chày đá, tất cả đều nhẵn nhụi giống như được mài dũa. Các viên đá này có màu nâu sẫm, vàng đất, khi dùng những hòn đá này chạm vào nhau phát ra tiếng động lạ giống như kim loại.
Tất cả đều nhẵn nhụi trơn bóng có dấu hiệu như được mài dũa. Ảnh: Hà Thủy
Hiện tại, anh đang cất giữ 5 hòn đá, trong đó có 3 hòn đá kích thước lớn có lỗ như chiếc cối và hai hòn đá nhỏ hình trụ giống như chiếc chày. Anh Hùng khi đối chiếu với các hình ảnh trên mạng internet đã cho rằng, đây là những hiện vật bằng đá của người tiền sử.
Những hòn đá nhỏ hình trụ cầm nắm vừa lòng bàn tay giống như chiếc chày đá. Ảnh: Hà Thủy
Người dân trong bản tò mò đã tìm đến tận nhà anh Hùng để chiêm ngưỡng và cho rằng, đây là chày cối đá của người tiền sử dùng để chế biến thức ăn, tách hạt cây.
Những hòn đá to hơn có lỗ giống như chiếc cối đá. Ảnh: Hà Thủy
(GLO)- Huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) hiện có khoảng 106 bộ cồng chiêng được lưu giữ trong dân và cộng đồng thôn, làng; đồng thời, duy trì hoạt động của 79 đội cồng chiêng. Công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương đặc biệt quan tâm.
(GLO)- Nhằm bảo tồn, phát huy bền vững giá trị văn hóa dân tộc; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 515/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 (Chương trình) sẽ triển khai tu bổ, phục hồi và tôn tạo cho 2 di sản văn hóa, thiên nhiên được UNESCO ghi danh và 15 di tích quốc gia đặc biệt đang xuống cấp.
Hai bảo vật Quốc gia của Hà Nam được giới thiệu tới công chúng là Trống Đồng Tiên Nội 1 và Bia chùa Giàu (Ngô gia thị bi) được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia.
(GLO)- Văn hóa không có cao hơn hay thấp hơn, không có hay hơn hay dở hơn, mà chỉ có sự khác nhau. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch, được tất cả mọi người thừa nhận. Do đó, việc tổ chức thi, chấm điểm các sinh hoạt dân gian như đã diễn ra trong thời gian qua gặp những vướng mắc, bất cập cũng là điều dễ hiểu.
(GLO)- Chúng tôi vừa đến thăm làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai). Đây là ngôi làng gắn bó với anh Hai Trầu (Nguyễn Nhạc), nơi có Di tích quốc gia đặc biệt-Hòn đá ông Nhạc. Điều khiến chúng tôi ấn tượng chính là việc người dân nơi đây vẫn giữ được rất nhiều nếp nhà sàn truyền thống và thường giúp nhau làm nhà sàn.
(GLO)- Không riêng người Jrai, nhiều dân tộc ít người ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên, rộng ra cả trên thế giới, những tộc người theo chế độ mẫu hệ cũng có lệ tục này. Theo nhà dân tộc học Jacques Dournes, tục “nối dây” mục đích là nhằm tăng cường các mối liên kết trong dòng họ, bảo tồn gia đình, giảm thiểu rủi ro và sự phân tán tài sản trong bối cảnh xã hội mà cuộc sống con người luôn hướng tới các mối quan hệ liên minh để bảo tồn cuộc sống của mình.
(GLO)- Ngày 6 và 7-5, dân làng Jrăng Krăi (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vui mừng làm lễ cúng nhà rông mới. Lễ cúng có ý nghĩa cảm tạ và mong các thần linh sẽ tiếp tục phù hộ cho dân làng khỏe mạnh, bình an khi về sinh hoạt trong ngôi nhà rông mới.
(GLO)- Âm nhạc dường như đã có sẵn trong dòng máu của nghệ sĩ đa tài Rơ Châm Luih (làng Ó Kly, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông). Năm 2017, ông được cộng đồng công nhận nhờ tài năng chỉnh chiêng. Ngoài ra, ông còn có thể chế tác, sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ dân tộc ở trình độ và kỹ thuật điêu luyện.
(GLO)-Reuters đưa tin Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) công bố ngày 4-5 rằng đã triệt phá thành công một đường dây buôn lậu cổ vật và tác phẩm nghệ thuật quy mô lớn trong chiến dịch có tên gọi Operation Pandora.
(GLO)- Huyện Đoàn Krông Pa (tỉnh Gia Lai) vừa phối hợp với Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện tổ chức ra mắt mô hình Thiếu nhi tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
(GLO)- Ngày 27-4, xã Ia Bă (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) tổ chức Liên hoan Văn hóa cồng chiêng lần thứ nhất năm 2023 và tổng kết 20 năm ngày Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.
(GLO)- Sáng 26-4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị biểu dương người uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023.
(GLO)- Sắc thần không chỉ có giá trị ở phương diện tâm linh mà cũng là “sổ đỏ”, “bảo vật trấn môn” của làng Việt xưa. Vì vậy, sắc thần được dân làng gìn giữ, bảo vệ rất kỹ lưỡng.
Trước anh linh Đức Quốc Tổ, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã thay mặt đồng bào cả nước thành kính dâng hương, hoa, lễ vật bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.
(GLO)- Trong các nghi lễ của các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên, lời khấn là một thành tố nghi thức không thể thiếu, dù đó là của riêng thành viên hay của chung cộng đồng buôn làng. Hầu hết những lời khấn đều có nội dung gần giống nhau và mang giá trị nhân văn sâu sắc, mong muốn đem đến sự bình yên cho con người và cộng đồng, hướng đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
(GLO)- Diễn ra trong 2 ngày 21 và 22-4, Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa là hoạt động tôn vinh bản sắc văn hóa, đồng thời là cầu nối để các nghệ nhân gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của cha ông.
(GLO)- Quy hoạch sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì thẩm định và trình phê duyệt Quy hoạch. Thời gian lập Quy hoạch không quá 24 tháng kể từ ngày 13-4-2023.