Ngành Giáo dục và Công an Gia Lai "bắt tay" phòng-chống ma túy trong trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch về chương trình phối hợp với Công an tỉnh trong việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng-chống ma túy (PCMT) trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030.

Theo đó, ngành Giáo dục phối hợp với Công an các cấp và đơn vị có liên quan tổ chức những hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCMT; xây dựng và hình thành 2 kỹ năng phòng tránh tệ nạn ma túy cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên trong các cơ sở giáo dục.

Các nhà trường phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn, Đội trong công tác PCMT; đẩy mạnh các hoạt động tìm hiểu pháp luật về PCMT, thi sáng tác các tác phẩm, tiểu phẩm, thi văn nghệ chủ đề PCMT trong học sinh, học viên...; tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình PCMT có hiệu quả thông qua việc lồng ghép giảng dạy trong một số môn học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế; triển khai các bộ tài liệu về kỹ năng nhận biết, PCMT cho học sinh, học viên.

Các cơ sở giáo dục phối hợp với Công an các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng-chống ma túy cho học sinh. Ảnh: Mộc Trà
Các cơ sở giáo dục phối hợp với Công an các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng-chống ma túy cho học sinh. Ảnh: Mộc Trà

Ngành Giáo dục phối hợp triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phòng-chống ma túy, Ngày quốc tế và Ngày toàn dân phòng-chống ma túy (26-6) hàng năm; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, cán bộ Đoàn, Đội các nội dung về PCMT, kỹ năng tuyên truyền và hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa trong các trường học để thực hiện công tác tuyên truyền PCMT trong các nhà trường.

Song song với đó, xây dựng, triển khai các phương án, kế hoạch phối hợp PCMT, các mô hình PCMT bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực xung quanh trường học; rà soát, kịp thời phát hiện người nghiện là giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên để đề nghị áp dụng các biện pháp cai nghiện, thực hiện công tác quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên trong các nhà trường.

Các cơ sở giáo dục quán triệt cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên (từ cấp THCS trở lên) ký cam kết chấp hành nghiêm pháp luật về PCMT, không sử dụng ma túy, không có hành vi vi phạm pháp luật về ma túy; phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em phòng ngừa, tránh xa tệ nạn ma túy.

Đồng thời, cung cấp số điện thoại, đường dây nóng tiếp nhận những thông tin phản ánh của giáo viên, học sinh, học viên về PCMT để tư vấn, hỗ trợ hoặc có biện pháp xử lý phù hợp; đưa nội dung giáo dục pháp luật về PCMT là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua hàng năm; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCMT và xử lý nghiêm những tập thể và cá nhân vi phạm.

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.