Ngành đường sắt nguy cơ dừng chạy tàu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Gần 2 tháng qua, các đơn vị duy tu, quản lý hạ tầng đường sắt nợ lương người lao động, dẫn đến nguy cơ dừng chạy tàu trong tháng 3.
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty đường sắt Việt Nam (VNR), cho biết như trên ngày 20/2. Theo ông, VNR đã lên phương án dừng chạy tàu đường sắt quốc gia vào tháng 3, nếu vấn đề lương cho người lao động không được giải quyết. 
Hiện ngành đường sắt có hơn 11.000 lao động trong khối hạ tầng, đảm bảo tuần đường gác chắn trên 1.519 đường ngang và 3.059 km đường sắt đi qua 34 tỉnh, thành dọc chiều dài đất nước. Tất cả số lao động này được trả lương từ ngân sách nhà nước, thông qua Tổng công ty đường sắt Việt Nam. Theo định kỳ đầu năm, Bộ Giao thông Vận tải giao dự toán ngân sách bảo trì đường sắt cho VNR để chi trả cho các đơn vị hạ tầng; đến cuối năm sẽ quyết toán. Năm 2019, ngân sách đã chi trả khoảng 2.500 tỷ đồng cho nhân lực bảo trì đường sắt.  
 
Công nhân tuần đường làm việc trên cung đường sắt qua Hà Nội. Ảnh: Anh Duy. 
Tuy nhiên, theo ông Minh, đầu năm 2020, VNR không được Bộ Giao thông Vận tải giao dự toán ngân sách nên doanh nghiệp này không có tiền chi trả cho các đơn vị quản lý hạ tầng. Việc này do VNR đã chuyển về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, không còn trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải nên Bộ không tiếp tục giao vốn cho đơn vị ngoài ngành. 
"Chúng tôi đã báo cáo vướng mắc lên Bộ Giao thông Vận tải để Bộ báo cáo Thủ tướng tháo gỡ nguồn vốn cho hạ tầng đường sắt, nhưng đến nay chưa được giải quyết", ông Minh nói. 
Theo ông Vũ Anh Minh, việc dừng chạy tàu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn, nhưng nếu VNR cho chạy tàu thì trái luật. VNR có thể cho các công ty trực thuộc vay tiền để duy trì, nhưng sau này kiểm tra, kiểm toán có thể kết luận là sai vì đơn vị này không có chức năng cho vay. "Theo quy định thì VNR không thể ký hợp đồng, không thể tạm ứng cho các công ty", ông Minh nói.
Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết Bộ đang báo cáo Chính phủ cho cơ chế để Bộ giao vốn ngân sách xuống Tổng công ty đường sắt, và VNR sẽ tiếp tục ký hợp đồng với các đơn vị hạ tầng trực thuộc như trước đây. 
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đường sắt nghiên cứu cơ chế ký hợp đồng với các đơn vị hạ tầng. Bộ sẽ giao vốn ngân sách bảo trì đường sắt cho Cục Đường sắt thay vì giao cho VNR như trước đây. 
"Chính phủ đã yêu cầu đảm bảo hoạt động thông suốt trên tuyến đường sắt nên chúng tôi không cho phép VNR dừng công tác chạy tàu", ông Đông nói. 
Tại cuộc họp với Ủy ban Quản lý vốn doanh nghiệp sáng 20/2, đại diện Tổ công tác của Thủ tướng cho hay, những vướng mắc mà VNR nêu ra đã được đặt trên bàn của Chính phủ, Thủ tướng đã giao bộ, ngành liên quan phối hợp giải quyết để đảm bảo hiệu quả trong quản lý, điều hành ngành đường sắt.
Dân việt (Theo Đoàn Loan/VnExpress)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.