Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn:

Ngành Công thương cần phát huy vai trò tiên phong trong phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 23-12, tại TP. Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Bùi Thanh Sơn-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Tham dự hội nghị có đồng chí: Vũ Hồng Thanh-Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Nguyễn Hồng Diên-Bộ trưởng Bộ Công thương; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các địa phương; các cục, vụ, đơn vị thuộc Bộ Công thương; hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.

quang-canh-hoi-nghi.jpg
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: V.T

Năm 2024, ngành Công thương đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra với nhiều kết quả nổi bật, tạo được sự đột phá trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách; các cân đối lớn được đảm bảo, nhất là an ninh năng lượng và cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục mới với gần 800 tỷ USD (tăng 15% so với năm 2023 và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao); cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu ở mức cao, gần 25 tỷ USD, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô.

Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng 8,4%, trong đó ngành chế biến chế tạo tăng gần 10%, đã tạo động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng vĩ mô. Nhiều địa phương đã nỗ lực vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, duy trì được mức tăng trưởng công nghiệp khá với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng. Công tác hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai đồng bộ, hiệu quả; khai mở các thị trường tiềm năng lớn ở Trung Đông, châu Phi.

Thị trường trong nước tăng trưởng vững chắc với tốc độ 9%. Thương mại điện tử vượt mốc doanh thu 25 tỷ USD (tăng 20% so với năm 2023 và chiếm 2/3 giá trị kinh tế số Việt Nam). Công tác xúc tiến thương mại đổi mới mạnh mẽ với chuỗi sự kiện lớn nhất từ trước tới nay, giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam vượt mốc 500 tỷ USD, xếp hạng 32 trên thế giới. Công tác quản lý cụm công nghiệp và khuyến công quốc gia được triển khai đồng bộ, hiệu quả… Bên cạnh đó, ngành Công thương chủ động, quyết liệt thực hiện sắp xếp bộ máy “tinh, gọn, mạnh” theo tinh thần Nghị quyết 18 của Trung ương, Bộ đã đề xuất tinh giảm gần 18% số đầu mối đơn vị trực thuộc và tinh gọn mạnh bộ máy hoạt động từ bên trong.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc xác định kịch bản tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức 8%, ngành Công thương đặt mục tiêu phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 9-10% so với năm 2024; xuất khẩu tăng khoảng 12% so với năm 2024; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 10% so với năm 2024; tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 347,5 tỷ kWh, tăng khoảng 12,2% so với năm 2024.

anh-chup-man-hinh.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn phát biểu tại hội nghị. Ảnh chụp màn hình

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho biết, năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 8% để tạo đà bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì vậy, ngành Công thương cần phát huy vai trò tiên phong trong phát triển, cần tạo được môi trường thông thoáng, tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách mới được ban hành và tiếp tục nghiên cứu, tham mưu các cơ chế, chính sách mới về phát triển năng lượng; triển khai các giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng.

Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, trong thu hút đầu tư. Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước, phát triển thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả thị trường trong nước, chú trọng đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; tập trung khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực và ký kết, mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng. Tích cực chủ động, quyết liệt thực hiện sắp xếp bộ máy…

Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát chặt hàng hóa dịp Tết

Kiểm soát chặt hàng hóa dịp Tết

(GLO)- Trước nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp cuối năm và Tết Ất Tỵ 2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ diễn biến phức tạp. Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai đã dồn toàn lực kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong đó chú trọng các địa bàn nông thôn.

Ông Rah Lan Đang chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: L.N

Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ rừng

(GLO)- Mô hình thí điểm “Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” tại buôn Ama Giai (xã Đất Bằng) do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai bước đầu phát huy hiệu quả.

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

(GLO)- Sáng 20-12, tại Tiểu khu 392 thuộc Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), Chi cục Kiểm lâm Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện và các chủ rừng diễn tập chữa cháy rừng năm 2024.

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

(GLO)- Những ngày này, lượng khách đến tham quan, mua sắm cây cảnh về trang trí công trình và nhà cửa để đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu tăng. Nắm bắt xu thế đó, các nhà vườn và cơ sở kinh doanh cây cảnh cũng tăng số lượng cây bán ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 440/NQ-HĐND về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu-chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2025.