Nga trồng được dưa hấu ở nơi lạnh nhất trên Trái đất

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Các nhà khoa học Nga đã trồng thành công dưa hấu tại trạm Vostok ở Nam Cực - nơi lạnh nhất trên Trái đất.
Dưa hấu ở Nam Cực do các nhà khoa học Nga trồng. Ảnh: AARI

Dưa hấu ở Nam Cực do các nhà khoa học Nga trồng. Ảnh: AARI

"Chúng tôi đã trồng được dưa hấu cực nam trong điều kiện khắc nghiệt nhất ở Nam Cực. Hương vị và mùi thơm không thua gì dưa hấu ở nhà! Quả dưa có đường kính 13cm và trọng lượng 1 kg” - nhà địa vật lý Andrey Teplyakov - người đứng đầu dự án tại trạm Vostok - nêu trong thông cáo của Viện Nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực (AARI).

Thí nghiệm trồng dưa hấu ở Nam Cực là dự án hợp tác giữa AARI với Viện Nghiên cứu Vật lý Nông nghiệp và Viện các Vấn đề Y sinh của Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Các nhà khoa học Nga đã trồng được dưa hấu ở Nam Cực. Nguồn: AARI

Trong thông cáo, AARI giải thích, những điều kiện thuận lợi cho cây trồng, như nhiệt độ và độ ẩm không khí được các nhà khoa học tạo ra với sự trợ giúp của tổ hợp kỹ thuật thực vật do Viện Vật lý Nông nghiệp thiết kế đặc biệt cho trạm Vostok.

Khi trồng dưa hấu ở trạm Vostok của Nam Cực, chất thay thế đất mỏng, dung dịch dinh dưỡng và ánh sáng được lựa chọn đặc biệt.

"Hai giống dưa hấu chín sớm có khả năng thích nghi với điều kiện áp suất khí quyển thấp và thiếu ôxy đã được trồng từ đầu tháng 4. Những bông hoa được thụ phấn bằng tay vào cuối tháng 5 và đến tháng 7, các nhà thám hiểm vùng cực đã được nếm thử những quả dưa hấu đầu tiên. Toàn bộ quá trình mất 103 ngày" - thông cáo nêu rõ.

Giám đốc AARI Aleksandr Makarov lưu ý, ngoài lợi ích khoa học và lợi ích thiết thực của việc có rau quả tươi, dự án còn có một số lợi ích bổ sung quan trọng.

“Nhà kính tại trạm có tác động tích cực đến trạng thái cảm xúc của các nhà thám hiểm vùng cực” - giám đốc Makarov nói.

Được biết, nhiều nhà nghiên cứu đã dành hàng tháng trong nhóm biệt lập, trong điều kiện đêm vùng cực, nhiệt độ thấp và không gian sống hạn chế.

“Việc giới thiệu phương pháp trồng cây tại tất cả các trạm địa cực của Nga đã được thảo luận từ lâu, nhưng việc này đòi hỏi tính toán chính xác về hiệu quả và chi phí của dự án" - giám đốc AARI nói thêm.

Nga triển khai thí nghiệm "Thực vật" tại Vostok vào tháng 2.2020. Kể từ đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công hệ thống trồng 80 loại rau, bao gồm cà chua, ớt, thì là, rau bina, rau cải thìa và các loại rau khác. Mục tiêu tiếp theo của nhóm là phát triển công nghệ trồng mâm xôi, việt quất và dâu tây.

Năm 2021, các nhà khoa học Hàn Quốc đã trồng dưa hấu tại trạm King Sejong ở tây Nam Cực, nơi có nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận là âm 25,6 C, theo The Korean Bizwire.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt quan điểm, định hướng, phát huy tinh thần “1 mục tiêu”, “2 trụ cột”, “3 đột phá”, “4 không”, “5 đẩy mạnh, tăng cường” nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn.

Sở Y tế Gia Lai hướng dẫn triển khai thí điểm sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên VNeID

Sở Y tế Gia Lai hướng dẫn triển khai thí điểm sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên VNeID

(GLO)- Sáng 8-11, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai kế hoạch số 2597/KH-UBND của UBND tỉnh Gia Lai về thí điểm thực hiện sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.