Nga tiến vào cứ điểm quan trọng, tiền tuyến Ukraine sẽ sụp đổ?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nga có những bước tiến lớn những ngày gần đây, có khả năng đè bẹp những thành quả mà Ukraine đạt được trong cuộc tập kích xuyên biên giới vào vùng Kursk của Nga.

Lực lượng Nga hiện chỉ cách TP Pokrovsk của Ukraine vài km. Pokrovsk nằm ở giao lộ giữa nhiều tuyến đường sắt và đường bộ quan trọng, là trung tâm hậu cần quan trọng, là điểm tiếp tế và tăng viện thiết yếu cho quân đội Ukraine ở tiền tuyến phía Đông.

Những người chỉ trích ở Kiev lo ngại quân đội Ukraine đã tính toán sai lầm nghiêm trọng. Họ cho rằng việc đột kích vào Kursk thay vì tăng cường cho tiền tuyến phía Đông sẽ đẩy Pokrovsk và các thị trấn quan trọng khác của Ukraine vào tình thế nguy hiểm.

Trong chuyến thăm tiền tuyến mới đây, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr Syrskyi, đánh giá Nga đang tung "mọi thứ có thể di chuyển" vào chiến dịch tấn công. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi giữa tuần thừa nhận: "Tình hình cực kỳ khó khăn".

Binh lính Ukraine ở gần TP Pokrovsk. Ảnh: Reuters

Binh lính Ukraine ở gần TP Pokrovsk. Ảnh: Reuters

Chuyên gia quân sự Mykhaylo Zhyrokhov cảnh báo: "Nếu chúng ta mất Pokrovsk, toàn bộ tiền tuyến sẽ sụp đổ".

Theo đài BBC, Nga từ lâu đã coi Pokrovsk là một trong những mục tiêu chính. Nhiều tháng nay, lực lượng Nga đã từ từ tiến về phía đó. Các chuyên gia tin rằng Moscow đã triển khai khoảng 1/3 Cụm tập đoàn quân Trung tâm (tức khoảng 30.000 quân) để tấn công.

Tuần này, Moscow đã kiểm soát thị trấn Novohrodivka của Ukraine, khiến một số người ở Ukraine tức giận vì họ cho rằng nơi này đáng lẽ phải được bảo vệ tốt hơn. Nhiều người nghĩ rằng vì lực lượng thiếu hụt, quân đội Ukraine rút khỏi Novohrodivka để tăng cường phòng thủ cho Pokrovsk.

Lực lượng Nga còn phát động các cuộc tấn công vào thị trấn Selidove, ngay phía Nam Novohrodivka và các khu vực khác của vùng Donetsk gần đó.

Một số người nhận định Nga đang sử dụng chiến thuật "tấn công thịt". Chiến thuật này mặc dù hao tổn nguồn lực nhưng nhanh chóng làm kiệt sức các đơn vị Ukraine trong các đòn tấn công liên tục.

Lính Ukraine khai hỏa ở Donetsk. Ảnh: Reuters

Lính Ukraine khai hỏa ở Donetsk. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, tờ Kyiv Independent dẫn lời ông Oleksandr Pavliuk, tư lệnh bộ binh Ukraine, hôm 31-9 rằng quân đội Nga đang tăng cường pháo kích và ném bom lượn cũng như máy bay không người lái tự sát vào Sudzha, thị trấn ở Kursk đang do Ukraine kiểm soát.

Lực lượng Ukraine đột kích vào Kursk từ ngày 6-8, đến nay đã bước sang tuần thứ tư. Phía Ukraine tuyên bố kiểm soát hơn 1.290 km2 ở đây. Sudzha nằm cách biên giới với Ukraine chưa đầy 10 km, trước xung đột có khoảng 5.000 dân.

Theo phía Ukraine, Moscow đã điều động 30.000 quân từ những nơi khác để chi viện cho Kursk và "con số này đang tăng lên".

Theo Huệ Bình (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".