Nga hủy diễu binh Ngày Chiến thắng ở Crimea

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Ngày 5/5, chính quyền Nga tại bán đảo Crimea cho biết sẽ không tổ chức lễ diễu binh Ngày Chiến thắng (9/5) vì lý do an ninh.

Đây là năm thứ hai liên tiếp hoạt động kỷ niệm quan trọng này bị hủy tại Crimea – vùng lãnh thổ được Nga sáp nhập từ Ukraine năm 2014 nhưng chưa được quốc tế công nhận rộng rãi.

2025-05-03t190944z1953477347rc2haeaac2llrtrmadp3ww2-anniversary-russia-parade-rehearsal-17464963986202126671561.jpg
Binh sĩ Nga tập luyện duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại Matxcơva hôm 3-5 - Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin RIA Novosti, người đứng đầu chính quyền Crimea do Nga bổ nhiệm – ông Sergei Aksyonov – nói quyết định này được đưa ra "để đảm bảo an toàn cho người dân". Một số khu vực khác gần tiền tuyến ở miền nam và tây nước Nga, như Belgorod và Kursk, cũng thông báo hủy duyệt binh.

Lần gần nhất Sevastopol tổ chức diễu binh Ngày Chiến thắng là vào năm 2022, sau khi Nga tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ chủ trì cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở thủ đô Matxcơva, có sự tham gia của các nhà lãnh đạo nước ngoài.

Cuộc duyệt binh dự kiến bắt đầu từ 10h sáng 9-5 (giờ Matxcơva) và kéo dài trong 2 tiếng.

Ông Putin cũng đã đề xuất một lệnh ngừng bắn kéo dài 72 giờ từ ngày 8 đến 10-5, nhằm kỷ niệm 80 năm chiến thắng của Liên Xô và phe đồng minh trong Thế chiến 2.

Đáp lại đề xuất, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky yêu cầu lệnh ngừng bắn phải kéo dài 30 ngày. Nhà lãnh đạo Ukraine cũng nói rằng trong bối cảnh cuộc chiến với Nga vẫn tiếp diễn, Ukraine không thể bảo đảm an toàn cho bất kỳ quan chức nước ngoài nào đến Matxcơva dự lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9-5.

Có thể bạn quan tâm

Nắng nóng 'bao phủ' nhiều khu vực

Nắng nóng 'bao phủ' nhiều khu vực

Nước Anh đang trải qua những ngày đầu tháng 5 nóng nhất trong lịch sử khi nhiệt độ liên tục tăng vọt, làm gia tăng các cảnh báo về cháy rừng và những nguy cơ tiềm ẩn khi bơi lội ở vùng nước tự nhiên. Nam Á cũng đang trong tình trạng tương tự.

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

(GLO)- Rạng sáng 30-4, các tài xế xe buýt thuộc Công đoàn xe buýt Seoul (Hàn Quốc) đã bắt đầu cuộc biểu tình “làm việc theo quy định” sau khi các cuộc đàm phán về tiền lương bị đổ vỡ vào phút chót bị đổ vỡ. Cuộc biểu tình này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xe buýt tại thủ đô nước này.