Nga đi đầu trong việc công nhận chính quyền Taliban

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nga vừa trở thành quốc gia đầu tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với chính quyền Taliban tại Afghanistan vào ngày 3-7. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển quan trọng trong lập trường của Moscow kể từ sau khi lực lượng Hồi giáo này nắm quyền ở Afghanistan vào năm 2021.

Bộ Ngoại giao Afghanistan cũng đăng trên tài khoản X rằng Ngoại trưởng Afghanistan Amir Khan Muttaqi gọi đây là "một giai đoạn mới trong mối quan hệ tích cực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác mang tính xây dựng".

z6769833474150-c48dff8000ac6723dcb3dbc5d971f853.jpg
Ông Dmitry Zhirnov (trái)-Đại sứ Nga tại Afghanistan gặp Ngoại trưởng Afghanistan-ông Amir Khan Muttaqi tại thủ đô Kabul vào tháng 4-2025. Ảnh: AFP/Nguồn: plo.vn

Ông Dmitry Zhirnov-Đại sứ Nga tại Kabul-cho biết, quyết định công nhận Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (tên của Afghanistan dưới thời Taliban) được Tổng thống Nga Putin phê duyệt theo đề xuất của Ngoại trưởng Sergey Lavrov.

Ông Zhirnov cũng nhấn mạnh rằng Nga là quốc gia đầu tiên công nhận nền độc lập của Afghanistan hơn 1 thế kỷ trước, bước đi này thể hiện “mong muốn chân thành của Moscow trong việc xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với Afghanistan”.

Theo truyền thông Nga, lá cờ của Taliban đã được kéo lên tại Đại sứ quán Afghanistan ở Moscow. Sau khi giành lại quyền kiểm soát đất nước, Taliban đã thay thế quốc kỳ ba màu đen, đỏ và xanh lá bằng lá cờ trắng có dòng chữ Hồi giáo.

Trước đó, tháng 4-2025, Tòa án Tối cao Nga cũng đã quyết định xóa Taliban khỏi danh sách các tổ chức khủng bố, lần đầu tiên hợp pháp hóa hoạt động của nhóm này kể từ khi bị liệt vào danh sách năm 2003.

Dù phần lớn cộng đồng quốc tế vẫn chưa công nhận chính phủ Taliban, song nhiều quốc gia Trung Á đã từng bước khôi phục quan hệ với Kabul như: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Uzbekistan…

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

null