Nga cân nhắc bố trí tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo RT, ngày 25/11 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói Moscow cân nhắc triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn tới châu Á nếu Mỹ cũng làm vậy.

nga-tuyen-bo-dap-tra-neu-ten-lua-my-de-doa-anh-bao-cand-vn.png
Nga đáp trả nếu Mỹ bố trí tên lửa đến châu Á. Ảnh: anninhthudo.vn

Theo ông Ryabkov, việc Mỹ triển khai tên lửa đến châu Á cũng như các khu vực khác buộc Nga phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật quân sự, bao gồm tái bố trí vũ khí Nga.

“Sự xuất hiện của các hệ thống tương ứng của Mỹ ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới sẽ quyết định các bước đi tiếp theo của chúng tôi” - ông Ryabkov nói.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh Moscow không để an ninh quốc gia bị đe dọa.

“Đã đến lúc những lý lẽ và sự thuyết phục không còn hiệu quả như trước, vì vậy cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn” - ông Ryabkov lưu ý.

"Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rõ đây là một hệ thống tên lửa tầm trung mới. Vì vậy, không có hạn chế nào đối với việc triển khai các hệ thống như vậy, trong bối cảnh không có giới hạn nào liên quan", ông Ryabkov nói thêm, đề cập nước đi "sai lầm" của Mỹ khi Washington trong nhiệm kỳ trước của ông Donald Trump đã rút khỏi Hiệp ước INF.

Bình luận của ông Ryabkov đưa ra sau khi Tướng Charles Flynn - Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương nói rằng Mỹ sẽ sớm triển khai một số loại tên lửa tầm trung như Tomahawk và SM-6 đến châu Á - Thái Bình Dương, lần đầu tiên sau 37 năm.

Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 2019, sau đó Nga cũng rút khỏi hiệp ước này.

Hiệp ước INF cấm cả hai quốc gia triển khai mới các loại tên lửa đạn đạo và hành trình phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.

Năm 2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố sẽ đáp trả bất kì sự triển khai tên lửa nào của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cảnh báo đưa ra sau khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tiết lộ, Washington lên kế hoạch tăng số tên lửa của nước này ở châu Âu và châu Á.

Hệ thống tên lửa siêu thanh Oreshnik mới Nga sử dụng để tấn công Ukraine gần đây và có thể chuyển đến châu Á, không nằm trong các hiệp ước kiểm soát vũ khí hiện hành, minh chứng Moscow tăng cường năng lực răn đe, theo ông Ryabkov.

Có thể bạn quan tâm

Kênh đào Panama nhìn từ trên cao. Ảnh: AP

Panama đáp trả lời đe dọa giành quyền quản lý kênh đào của ông Donald Trump

(GLO)- Tổng thống Panama Jose Raul Mulino tuyên bố kênh đào Panama thuộc về nước này. Đây là động thái nhằm đáp trả lời đe dọa của Tổng thống đắc cử Donald Trump rằng Mỹ có thể giành lại quyền kiểm soát kênh đào nếu Panama không tôn trọng các điều khoản của hiệp ước năm 1977.

Nga tuyên bố đáp trả Đức nếu cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine

Nga tuyên bố đáp trả Đức nếu cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine

Trả lời phỏng vấn Đại sứ Nga tại Đức Sergey Nechayev cho biết nước này một lần nữa cảnh báo Đức không nên tiến hành bất kỳ hành động thù địch nào nhằm vào nước Nga nếu không muốn bị đáp trả, trong đó có việc cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine và cho phép Mỹ triển khai tên lửa trên lãnh thổ Đức.