Neuralink thành công bước đầu trong thử nghiệm cấy chip vào não người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công nghệ của Neuralink hoạt động chủ yếu thông qua chip cấy ghép với tên gọi “Link” - thiết bị có kích thước bằng đồng xu và được cấy vào não người thông qua phẫu thuật xâm lấn.
Công ty Neuralink của Elon Musk đã lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm cấy chip vào não người. Nguồn: Shutterstock

Công ty Neuralink của Elon Musk đã lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm cấy chip vào não người. Nguồn: Shutterstock

Ngày 30/1, tỷ phú công nghệ Elon Musk tuyên bố công ty khởi nghiệp Neuralink của ông đã lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm cấy chip vào não người, với kết quả ban đầu được cho là “đầy hứa hẹn.”

Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, ông Musk nêu rõ thí nghiệm nói trên đã diễn ra vào ngày 29/1 vừa qua và người được cấy chip đang hồi phục tốt. Kết quả ban đầu cũng đã ghi nhận sự phát triển "đầy hứa hẹn" của một số gai thần kinh.

Tháng 5/2023, Neuralink đã nhận được sự chấp thuận của Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) cho phép tiến hành thử nghiệm này.

Neuralink là công ty công nghệ thần kinh do tỷ phú Elon Musk đồng sáng lập vào năm 2016, với mục tiêu xây dựng các kênh liên kết trực tiếp giữa máy tính và não bộ con người.

Tham vọng của công ty là thúc đẩy tiềm năng của con người, điều trị một số rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson hay hội chứng bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS), tiến tới thiết lập mối quan hệ cộng sinh giữa con người và Trí tuệ Nhân tạo (AI).

Công nghệ của Neuralink hoạt động chủ yếu thông qua chip cấy ghép với tên gọi “Link” - thiết bị có kích thước bằng đồng xu và được cấy vào não người thông qua phẫu thuật xâm lấn.

Theo dữ liệu từ công Pitchbook, trong năm 2023, công ty có trụ sở tại bang California (Mỹ) đã huy động được ít nhất 363 triệu USD và có hơn 400 nhân viên làm việc.

Hiện một số công ty cũng đang tiến hành các nghiên cứu tương tự, trong đó có công ty Sychron. Tháng 7/2022, công ty có trụ sở tại Australia tuyên bố đã cấy thiết bị giao diện máy tính - não vào 1 bệnh nhân mắc hội chứng ALS ở Mỹ.

Mục đích cấy thiết bị này nhằm cho phép bệnh nhân giao tiếp, ngay cả khi họ đã mất khả năng vận động, bằng cách sử dụng suy nghĩ để gửi email và tin nhắn.

Có thể bạn quan tâm

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.