Nét đẹp trong phong tục kết nghĩa của người Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ xa xưa, người Bahnar xem phong tục kết nghĩa là sợi dây kết nối, biến người xa lạ thành người thân. Và lễ kết nghĩa của người Bahnar được tiến hành hoàn toàn tự nguyện, mang ý nghĩa tốt đẹp, mong muốn mọi người sống chan hòa, thân thiết, gắn bó, đùm bọc, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Theo già làng Y Thành (67 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang), phong tục kết nghĩa của người Bahnar có nhiều hình thức khác nhau như: kết nghĩa thành anh em, bạn bè (et pơm pố); kết nghĩa thành cha con, mẹ con (tơmom pơm mĕ kon, bă kon)...

Lễ kết nghĩa thường xuất phát từ điềm báo trong mơ, lỡ lời khi xưng hô, trùng tên nhau hoặc từ việc xích mích khi uống rượu...

net-dep-trong-phong-tuc-ket-nghia-cua-nguoi-bahnar-dd.jpg
Nghi thức buộc sợi chỉ vào cổ tay để kết nối người xa lạ thành người thân trong lễ kết nghĩa của đồng bào Bahnar. Ảnh: A.D

Chẳng hạn, một đứa trẻ hay ốm đau, đêm ngủ mơ thấy một người nào đó. Đứa trẻ kể lại cho người lớn. Thầy cúng biết chuyện thì khuyên gia đình sang gặp, xin làm lễ kết nghĩa cha con, mẹ con cho 2 người để đứa trẻ lấy vía từ người đó mà mau khỏi bệnh, khỏe mạnh.

Hay trong cuộc rượu vui, nhiều người khi say không giữ được cảm xúc, gây gổ, dẫn đến xích mích. Hôm sau tỉnh rượu được người lớn, già làng hòa giải, nói điều hay, lẽ phải. Họ thấy có lý và xin lỗi nhau rồi kết nghĩa thành anh em, cha con... để không còn hận nhau nữa.

Đối với người Bahnar, lễ kết nghĩa mang giá trị tinh thần rất lớn. “Kết nghĩa là để đùm bọc, yêu thương lẫn nhau, xóa tan mọi xích mích để gắn kết với nhau, đồng hành cùng nhau trong cuộc sống. Khi đã kết nghĩa thì người có điều kiện thường giúp đỡ người khó khăn hơn để cuộc sống cả 2 bên được tốt hơn”-già làng Y Thành nói.

Muốn kết nghĩa, người Bahnar thường xem tuổi. Nếu 2 người ngang tuổi thì làm lễ kết nghĩa anh em, bạn bè rồi xưng hô bằng “pố”. Nếu chênh lệch tuổi tác nhiều thì kết nghĩa thành cha con hoặc mẹ con.

Riêng trường hợp 2 người trùng tên thì họ chỉ được kết nghĩa làm anh em dù có chênh lệch nhiều về tuổi. Và khi kết nghĩa, họ sẽ tránh tổ chức linh đình vì cho rằng làm vậy là có mục đích vụ lợi, muốn lấy vật chất, đất đai... của nhau.

Ông Brôn Hoàng Bun (làng Tuơh Ktu, xã Glar, huyện Đak Đoa) là người có rất nhiều cha mẹ, anh em, bạn bè kết nghĩa. Ông cho biết: “Người ta quan niệm rằng làm lễ kết nghĩa bằng con gà là thể hiện tình cảm chân thành. Còn nếu đánh heo là muốn xin đất đai, của cải. Đặc biệt là khi đánh con bò, con trâu... thì người ta không ưng nên ít có người đánh trâu, bò.

Bản thân tôi hầu hết kết nghĩa vì quý mến nhau, không vì mục đích chiếm lấy của cải hay đất đai nên thường làm lễ bằng con gà nhưng tình cảm thì vẫn đầy ắp, vẫn trân quý nhau cả cuộc đời”.

Từ xa xưa, tục kết nghĩa của người Bahnar được thực hiện rất bài bản và hoàn toàn tự nguyện. Để chính thức trở thành anh em, bạn bè kết nghĩa, khi làm lễ, trước sự chứng kiến của bà con, họ hàng, 2 người kết nghĩa sẽ buộc sợi chỉ đỏ hoặc trắng (brai pơtăh) vào cổ tay cho nhau thể hiện ý muốn gắn bó với nhau lâu dài.

Trong trường hợp kết nghĩa làm cha con thì người cha kết nghĩa vắt sữa người vợ của mình vào chén đựng rượu cần, pha với tiết gà đưa cho người con kết nghĩa uống hoặc sẽ trực tiếp bảo người con kết nghĩa bú “tượng trưng” trên vú cha, vú mẹ. Làm như vậy với ý nghĩa là người con đã bú sữa mẹ, sữa cha và họ đã thành cha con, mẹ con.

Ông Suk (làng Piơm, thị trấn Đak Đoa) chia sẻ: “Tục kết nghĩa được thực hiện rất chặt chẽ. Trước khi 2 người làm lễ kết nghĩa thì phải có thầy cúng làm lễ và anh em, họ hàng làm chứng. Thầy cúng sẽ hỏi kỹ 2 người, nếu thấy quý mến nhau thật, xem nhau như anh em ruột thì mới tiến hành làm lễ kết nghĩa.

Khi làm lễ, 2 người phải có những lời cam kết là không hãm hại nhau, không nói xấu, không nguyền rủa nhau, kể cả gia đình của nhau cho dù gặp bất kỳ hoàn cảnh, trường hợp nào”.

Với đồng bào Bahnar, mục đích cuối cùng của kết nghĩa là làm cho mọi người gần gũi, yêu thương nhau hơn và luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau để cuộc sống cùng tiến bộ và phát triển.

Đặc biệt lúc ốm đau, hoạn nạn, họ luôn xem nhau là người nhà, là người thân thiết của mình nên lúc nào cũng có mặt động viên, an ủi, hỗ trợ nhau cả về tinh thần và vật chất. Bởi vậy, ngày nay, người Bahnar ở các buôn làng vẫn coi trọng, gìn giữ phong tục này.

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.