Nét đẹp nữ Công an nhân dân Gia Lai qua tà áo dài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không chỉ phát huy thế mạnh trên nhiều lĩnh vực công tác, phụ nữ Công an Gia Lai cũng rất dịu dàng, đằm thắm trong tà áo dài. Trang phục truyền thống còn giúp lan tỏa những hình ảnh rất đời thường và gần gũi của những nữ chiến sĩ lực lượng vũ trang.

Hội Phụ nữ Công an tỉnh đã có nhiều hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” với chủ đề “Áo dài Việt-Hương sắc Tây Nguyên” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh phát động. Trung tá Nguyễn Thị Ngọc Thúy-Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an tỉnh-cho biết: “Đây là hoạt động thường niên của phụ nữ Công an tỉnh hướng tới kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ 8-3, giúp lan tỏa hình ảnh đời thường, gần gũi của những nữ Công an nhân dân đến với người dân. Hoạt động này được các Hội Phụ nữ cơ sở hưởng ứng rất tích cực”.

Không chỉ phát huy thế mạnh trên nhiều lĩnh vực công tác, phụ nữ Công an nhân dân tỉnh Gia Lai cũng rất dịu dàng, đằm thắm trong tà áo dài. Ảnh: NVCC

Không chỉ phát huy thế mạnh trên nhiều lĩnh vực công tác, phụ nữ Công an nhân dân tỉnh Gia Lai cũng rất dịu dàng, đằm thắm trong tà áo dài. Ảnh: NVCC

Chọn bối cảnh ở các danh lam thắng cảnh của tỉnh như Quảng trường Đại Đoàn Kết, Công viên Diên Hồng, Biển Hồ…, hàng năm, Hội Phụ nữ Công an tỉnh đều thực hiện những bộ ảnh ghi dấu khoảnh khắc đẹp trong trang phục truyền thống. Áo dài Việt không chỉ tôn vinh vẻ đẹp hiện đại mà còn lan tỏa hình ảnh bình dị cùng phẩm chất, trí tuệ của phụ nữ lực lượng vũ trang.

Phụ nữ Công an tỉnh duyên dáng với áo dài. Ảnh: NVCC

Phụ nữ Công an tỉnh duyên dáng với áo dài. Ảnh: NVCC

Chị Trần Thị Thúy Trinh-Hội viên Hội Phụ nữ Công an tỉnh cho biết: “Bản thân tôi cảm thấy rất tự tin, tự hào khi mặc áo dài, bởi đây không chỉ là trang phục dân tộc mà còn là một hình ảnh mang tính văn hóa, là biểu tượng cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt".

Mỗi nữ chiến sĩ Công an nhân dân đều có một vẻ đẹp, sự duyên dáng riêng trong tà áo dài. Ảnh: NVCC

Mỗi nữ chiến sĩ Công an nhân dân đều có một vẻ đẹp, sự duyên dáng riêng trong tà áo dài. Ảnh: NVCC

Một số hình ảnh duyên dáng của phụ nữ Công an tỉnh Gia Lai hưởng ứng "Tuần lễ áo dài", hướng tới kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ 8-3:

Có thể bạn quan tâm

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Tác giả cùng người thân tại ngã ba biên. Ảnh: N.T.D

Tháng 2 nơi ngã ba biên

(GLO)- Khi vị Tết đã thấm đẫm trong từng câu chuyện, khi mùa xuân cạn nốt chén rượu đầy thì trên những nẻo biên cương, đất trời khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ và căng tràn nhựa sống.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Cỏ mùa xuân

(GLO)- Tôi đi cùng chiều trên cánh đồng tươi xanh và mềm mượt cỏ. Bàn chân, ánh mắt và cả tâm hồn đều chạm vào sắc màu của loài cỏ biếc. Tôi nghiêng xuống thật gần, nghe mùa thức dậy căng đầy và xôn xao niềm nhớ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Góc bếp, hiên nhà

(GLO)- Góc bếp, hiên nhà có lẽ là nơi yêu thương chăm chút nhất thuộc về người phụ nữ của gia đình. Mà thực ra, có người phụ nữ nào là không thuộc về gia đình, dù ít hay nhiều, dù hiện đại hay truyền thống.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nét chữ đầu xuân

(GLO)- Sau chuỗi ngày đông giá lạnh, tia nắng ấm áp mùa xuân đánh thức tất thảy những nụ mầm. Luồng sinh khí mới thổi qua như một cuộc chuyển giao âm thầm mà mãnh liệt. Một vòng tuần hoàn lại bắt đầu cho những ước mong.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít trầu cau

(GLO)- Mỗi dịp trong nhà có việc trọng, soạn mâm cỗ cúng, bao giờ cha cũng nhắc chị em chúng tôi chuẩn bị một lễ trầu cau. Nhà tôi ở phố, dù đất đai không rộng nhưng luôn trồng một cây cau và thả mấy dây trầu dưới gốc cho chúng vấn vít leo lên thân cau.

Mùi bếp, mùi tết

Mùi bếp, mùi tết

Cuối năm, gió đã chuyển mùa. Cái lành lạnh len lỏi trong từng nhành cây, ngọn cỏ và luồn qua từng kẽ hở bên khe cửa tràn cả vào ngóc ngách từng gian nhà. Trong không gian êm đềm, tôi cảm nhận rõ mùi bếp, mùi Tết đang về trên từng căn bếp nhỏ.

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nguồn dược liệu vô cùng phong phú. Từ nguồn tài nguyên này, cộng đồng người Bahnar đã cho ra đời những bài thuốc quý, lưu dấu qua bao thế hệ.

Ăn Tết ở làng họa sĩ Xu Man

Ăn Tết ở làng họa sĩ Xu Man

(GLO)- Năm thứ 2 lên Gia Lai làm việc, gần Tết, họa sĩ Xu Man từ làng lên cơ quan lĩnh chế độ, tôi giúp ông cột đầy một xe đạp, đủ thứ trên cái xe tòng tọc, được cột thêm mấy thanh tre cho chắc chắn. Xong xuôi, ông xoa tay, thay vì chào nhau ông cười móm mém: Hùng về làng ăn Tết với chú!

Trao truyền phong vị Tết

Trao truyền phong vị Tết

Không chỉ rủ nhau đi xem, nhiều người trẻ là người Việt hoặc gốc Việt ở châu Âu bây giờ còn trực tiếp tham gia dựng chợ tết, bán hàng tết, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và trò chơi dân gian ngày tết.

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

(GLO)-Mỗi khi gia đình có hiếu hỉ, người Jrai thường nấu nhiều món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong số đó, không thể không nhắc đến món anam tơpung, một món canh bột độc đáo và hấp dẫn.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.