Năng lực phát triển không gian của Trung Quốc là thách thức hàng đầu của Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gặp gỡ phóng viên ngày 24/4, tướng Stephen Whiting, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Vũ trụ Mỹ Stephen Whiting cho biết Trung Quốc đã "tăng gấp ba số lượng vệ tinh giám sát và trinh sát tình báo trên quỹ đạo" chỉ trong vòng 6 năm, tạo ra tác động trên khắp các lĩnh vực quân sự, theo AFP.
Tên lửa Smart Dragon 3 đưa 9 vệ tinh vào không gian hồi tháng 2 vừa rồi. Ảnh: Chinadaily-com-cn

Tên lửa Smart Dragon 3 đưa 9 vệ tinh vào không gian hồi tháng 2 vừa rồi. Ảnh: Chinadaily-com-cn

Phát biểu của tướng Mỹ thể hiện sự lo ngại của nước này vào tiềm lực không gian của Bắc Kinh, nhất là theo kế hoạch ngày 25/4, Trung Quốc triển khai đưa một đội phi hành gia mới lên trạm vũ trụ Thiên Cung của nước này. Đây là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đưa người lên mặt trăng cũng như thiết lập cơ sở nghiên cứu trên bề mặt mặt trăng vào năm 2030.

"Thẳng thắn mà nói, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang di chuyển với tốc độ chóng mặt trong không gian và họ đang nhanh chóng phát triển một loạt vũ khí không gian để gây nguy hiểm cho năng lực không gian của chúng ta (Mỹ)", AFP dẫn lời ông Whiting.

Mô tả Trung Quốc là "thách thức về tốc độ" hàng đầu của Mỹ, ông Whiting nhận định Bắc Kinh đã sử dụng "năng lực không gian để cải thiện khả năng gây sát thương, mức độ chính xác và phạm vi hoạt động của lực lượng dưới mặt đất của nước này".

Ông cũng cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhấn mạnh tham vọng không gian trong tương lai thông qua những cải cách mới nhất trong quân đội.

Bắc Kinh hôm 19/4 tuyên bố thành lập Lực lượng Chi viện Thông tin trực thuộc Quân Giải phóng Nhân dân, về cơ bản là thay đổi cách thức tổ chức và tiến hành các hoạt động liên quan đến không gian mạng, không gian vũ trụ, thông tin và hậu cần.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bơm hàng tỉ USD vào chương trình không gian do quân đội điều hành trong nỗ lực bắt kịp Mỹ và Nga.

Chính phủ Trung Quốc đang ngày càng đẩy mạnh chương trình không gian. Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên hạ cánh tàu thăm dò ở vùng tối của Mặt Trăng. Sự phát triển năng lực không gian của Trung Quốc cũng như nhu cầu bảo vệ các vệ tinh của Mỹ đã được chính quyền Mỹ viện dẫn là lý do thành lập Lực lượng Không gian.

Có thể bạn quan tâm

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.