Nâng cao hiệu quả công tác phụ nữ trong tình hình mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền ở tỉnh Gia Lai đã ban hành nhiều văn bản và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác phụ nữ, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ vươn lên phát triển toàn diện về mọi mặt.

Ngày 5-4-2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 124-KH/TU về thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20-1-2018 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội cụ thể hóa, triển khai thực hiện lồng ghép các nội dung công tác cán bộ nữ, công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ vào các chương trình, kế hoạch và đề ra các giải pháp để thực hiện đồng bộ, hiệu quả ở từng đơn vị, địa phương.

Kết quả, các cấp, các ngành đã phối hợp tổ chức 293 cuộc tuyên truyền với 113.256 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân tham gia. Qua quán triệt, tuyên truyền, nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về vị trí, vai trò của phụ nữ và công tác phụ nữ trong tình hình mới có nhiều chuyển biến tích cực.

Các cấp ủy, chính quyền tăng cường chỉ đạo việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và các chính sách pháp luật liên quan nhằm tạo điều kiện để phụ nữ tham gia trên các lĩnh vực đời sống xã hội, có thêm cơ hội làm việc và phát triển. Trong hơn 5 năm qua, toàn tỉnh có 21.378 lao động nữ được đào tạo nghề; 123.301 lao động nữ được tạo việc làm mới. Tỉnh đã giới thiệu hơn 2.200 lao động nữ vào làm việc ở các doanh nghiệp và đi xuất khẩu lao động. Tỷ lệ phụ nữ ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo đạt hơn 90%.

Cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương phù hợp với phụ nữ. Hội LHPN các cấp tổ chức hội nghị góp ý, phản biện nhằm đề xuất, kiến nghị các chính sách, văn bản luật liên quan đến công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

Chị Huỳnh Thị Mỹ Dung (thứ 3 từ phải sang; thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê) chia sẻ với cán bộ Hội LHPN thị trấn, huyện về quá trình vươn lên thoát nghèo của mình. Ảnh: Đinh Yến

Chị Huỳnh Thị Mỹ Dung (thứ 3 từ phải sang; thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê) chia sẻ với cán bộ Hội LHPN thị trấn, huyện về quá trình vươn lên thoát nghèo của mình. Ảnh: Đinh Yến

Hoạt động hỗ trợ xây dựng người phụ nữ phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới được quan tâm. Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh, triển khai thực hiện các nhiệm vụ về nâng cao kiến thức giới, thúc đẩy công tác bình đẳng giới; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với phụ nữ; đưa nội dung bình đẳng giới vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế, lao động, việc làm của địa phương; ban hành Quyết định số 893/QĐ-UBND ngày 26-12-2017 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn tỉnh, đồng thời chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp chăm lo, xây dựng người phụ nữ phát triển toàn diện.

Toàn tỉnh đã tổ chức 381 buổi tập huấn cho 154.040 hội viên về nội dung đề án; phối hợp, tạo điều kiện để hội LHPN thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, phong trào thi đua như: “Hộ hội viên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu vươn lên thoát nghèo bền vững” với phương châm “Giảm cho không, tăng cho vay ưu đãi và hỗ trợ có điều kiện”.

Kết quả, trong 5 năm qua, toàn tỉnh có gần 5.000 điển hình phụ nữ tiêu biểu; xây dựng 200 mô hình sinh kế tại các xã biên giới hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; giúp hơn 2.000 hộ thoát nghèo, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương. Hội LHPN các cấp và hội viên đã phát huy vai trò tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; duy trì hoạt động của Trung tâm Tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phòng tránh môi giới hôn nhân bất hợp pháp, hỗ trợ phụ nữ kết hôn có yếu tố nước ngoài thực hiện đúng pháp luật.

Công tác cán bộ nữ được cấp ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28-6-2021 về tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tỉnh Gia Lai đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Việc ban hành nghị quyết nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, trình độ các mặt của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng trong tình hình mới và chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn Đảng bộ tỉnh. Tỷ lệ cán bộ là người dân tộc Jrai, Bahnar có trình độ chuẩn hóa ở từng chức danh cũng như năng lực, hiệu quả công tác của đội ngũ này ngày càng được nâng lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác luân chuyển, điều động cán bộ nữ để rèn luyện, đào tạo được chú trọng. Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ, nhất là cán bộ chủ chốt được thực hiện nghiêm túc ở cả 3 cấp; tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Đảng, Nhà nước ngày càng cao.

Hiện cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh có 11 người, cấp huyện 88 người và cấp xã 60 người. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025 đạt gần 16% đối với cấp tỉnh, gần 20% đối với cấp huyện và hơn 27% đối với cấp xã; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) đạt gần 38%; nữ đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 đạt hơn 30% đối với cấp tỉnh, 28% đối với cấp huyện, 28% đối với cấp xã; tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số ở các cấp hội đảm bảo cơ cấu hợp lý. Toàn tỉnh có hơn 23.500 đảng viên nữ (chiếm 36,31% tổng số đảng viên toàn Đảng bộ tỉnh). Tỷ lệ cán bộ nữ được quy hoạch ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 là 20/76 đồng chí, đạt 26,3%.

Tổ hòa giải cơ sở góp phần giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ. Ảnh: Trần Dung

Tổ hòa giải cơ sở góp phần giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ. Ảnh: Trần Dung

Công tác đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên phụ nữ các cấp đã trở thành hoạt động thường xuyên, đi vào nền nếp và ngày càng có hiệu quả, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề đặt ra trong công tác phụ nữ ở địa phương. Thường trực cấp ủy các cấp quan tâm cho chủ trương, định hướng nội dung giám sát và phản biện xã hội để hội LHPN triển khai thực hiện, tập trung vào những vấn đề liên quan trực tiếp đến phụ nữ, bình đẳng giới, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em và phòng-chống bạo lực gia đình.

Nhằm xây dựng, củng cố, kiện toàn Hội LHPN tỉnh thực sự vững mạnh, phát huy vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Thông tri số 10-TTr/TU ngày 21-9-2020 về lãnh đạo đại hội đại biểu phụ nữ các cấp và Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2021-2026). Trong đó, chỉ đạo Hội LHPN tỉnh xây dựng kế hoạch, phối hợp với cấp ủy các cấp chuẩn bị nhân sự các cấp hội, tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2021-2026 đảm bảo thời gian, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đảng đoàn Hội LHPN tỉnh tiến hành rà soát các trường hợp đủ tiêu chuẩn chức danh theo quy định để tham mưu với cấp ủy cử đi đào tạo. Đến nay, 15/15 cán bộ chuyên trách Hội LHPN tỉnh đạt chuẩn chức danh; 70/73 cán bộ hội chuyên trách cấp huyện đạt chuẩn chức danh; 188/221 chủ tịch hội phụ nữ cơ sở đạt chuẩn chức danh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai công tác phụ nữ trong tình hình mới vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ở một số địa phương, ban, ngành, hội có lúc chưa đồng bộ; trình độ dân trí, năng lực, khả năng làm việc của một bộ phận phụ nữ chưa cao; phụ nữ trong độ tuổi lao động, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng biên giới còn thiếu việc làm, thu nhập thấp, thiếu ổn định, cuộc sống còn nhiều khó khăn, dễ bị kẻ xấu tác động, lôi kéo.

Bên cạnh đó, vẫn còn địa phương, ngành, lĩnh vực chưa có sự tham gia của phụ nữ ở vai trò lãnh đạo chủ chốt, đặc biệt là người đứng đầu; vẫn còn cơ sở không có cấp ủy viên là nữ; một số nơi ban thường vụ cấp ủy không có cán bộ nữ tham gia; tỷ lệ nữ đại biểu HĐND có nơi chưa đến 20%.

Thời gian tới, nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như: Các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 21-CT/TW, Kế hoạch số 124-KH/TU nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vị trí, vai trò của phụ nữ, về công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

Làm tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, nhất là đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chỉ đạo rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nữ tham gia cấp ủy, chính quyền, HĐND và các ban, ngành đảm bảo tỷ lệ theo quy định. Chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030. Quan tâm công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ gắn với giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nạn tự tử, các tập tục lạc hậu.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội những nội dung, chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN theo hướng chuyên nghiệp, đa dạng hóa hình thức tập hợp, hướng về cơ sở gắn với các vấn đề thiết thân của phụ nữ; chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của hội viên phụ nữ, nâng cao đời sống cho hội viên phụ nữ, nhất là hội viên người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, cao tuổi. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có đủ phẩm chất, năng lực, sáng tạo, tâm huyết, trách nhiệm, giỏi vận động phụ nữ; tích cực tạo nguồn cán bộ nữ cho hệ thống chính trị.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Ayun Pa tổ chức bàn giao nhà Đại đoàn kết cho gia đình chị Nay H'Nỡi (thứ 7 từ trái sang, buôn Hiao, xã Chư Băh). Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa lan tỏa tinh thần tương thân tương ái từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Phát huy truyền thống tương thân tương ái, thị xã Ayun Pa, Gia Lai đã vận động người dân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp Quỹ “Vì người nghèo”. Nhiều ngôi nhà “Đại đoàn kết” được xây dựng, hàng trăm gia đình được giúp đỡ, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh, số lượng binh sĩ Nga chết và bị thương trung bình hàng ngày trong tháng 11-2024 đã đạt mức cao kỷ lục. Trong khi đó, Ukraine vừa giới thiệu mẫu UAV lai tên lửa có tốc độ lên đến 700 km/giờ và tầm bay 700 km, vượt xa tên lửa do phương Tây cung cấp.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VĨNH HOÀNG

Không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết công tác PCTN, tiêu cực năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 2-12.