Mỹ quyết định ngừng nhập khẩu tạm thời gia súc sống từ Mexico

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỹ quyết định ngừng nhập khẩu tạm thời gia súc sống từ Mexico trong 15 ngày để “xem xét” chiến lược và các biện pháp chung trong việc phòng-chống lây nhiễm ký sinh trùng "giòi xoắn" từ loài ruồi xám ăn thịt Cochliomyia hominivorax ở gia súc tại quốc gia Mỹ Latinh này.

kysinh-trung.jpg
Hình ảnh ký sinh trùng và gia súc bị giam giữ trong chuồng tại cửa khẩu biên giới Jeronimo-Santa Teresa ở Ciudad Juarez, Mexico. Ảnh: USDA/Nguồn SGGPO

Ngày 11-5, Bộ trưởng Nông nghiệp Mexico Julio Berdegué thông tin trên mạng xã hội X, ông đã nhận được thông tin trên trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ, bà Brooke Rollins. Ông Berdegué bày tỏ không đồng tình với biện pháp đó của Mỹ và tin tưởng Mexico sẽ sớm đạt được thỏa thuận với Washington trong vấn đề trên.

Trước đó, hôm 26-4, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã gửi thư yêu cầu Mexico xóa bỏ các hạn chế cũng như thuế hải quan đối với các thiết bị sử dụng trong hoạt động kiểm dịch và diệt côn trùng gây hại. Bà Rollins khẳng định nếu Mexico không giải quyết vấn đề đó trước ngày 30-4, Mỹ sẽ hạn chế nhập khẩu gia súc sống, trâu, bò hoặc ngựa có nguồn gốc hoặc được vận chuyển qua quốc gia Mỹ Latinh này để bảo vệ lợi ích của ngành nông nghiệp Mỹ.

Hai ngày sau đó, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum chỉ trích cảnh báo của USDA là “quá mức”, đồng thời cho biết Chính phủ Mexico đang giải quyết tình hình dịch ký sinh trùng "giòi xoắn" ở gia súc.

Được biết, Cochliomyia hominivorax là một loài ruồi thuộc họ Calliphoridae sống ở châu Mỹ. Ấu trùng của loài ruồi này có hình dáng xoắn vặn giống đinh vít. Đây là một loài ruồi ký sinh, trong đó các ấu trùng của chúng ăn mô sống của động vật máu nóng, trong đó có người.

Bộ Nông nghiệp Mỹ nêu rõ mặc dù giun xoắn từ ruồi cochliomyia hominivorax chủ yếu ảnh hưởng đến vật nuôi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến động vật hoang dã và đôi khi là cả chim và người. Theo tuyên bố của USDA, lệnh tạm thời ngừng nhập khẩu của Mỹ sẽ vẫn có hiệu lực “theo từng tháng, cho đến khi đạt được ngưỡng ngăn chặn đáng kể”.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

null