Mỹ lần thứ hai phóng tàu vũ trụ tư nhân chinh phục Mặt Trăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sứ mệnh "IM-1" do công ty Intuitive Machines, có trụ sở tại Houston, thực hiện với hy vọng đưa robot đầu tiên của Mỹ đáp xuống Mặt Trăng trong năm thập kỷ kể từ sứ mệnh Apollo.
Ảnh minh họa. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ảnh minh họa. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 15/2, một tàu vũ trụ Mỹ đã được phóng đi từ Trạm Không gian Kennedy ở Florida, bắt đầu hành trình chinh phục Mặt Trăng.

Đây là sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng thứ hai do một đơn vị tư nhân Mỹ thực hiện, sau khi sứ mệnh đầu tiên đã thất bại.

Sứ mệnh "IM-1," do công ty Intuitive Machines, có trụ sở tại Houston, thực hiện với hy vọng sẽ trở thành đơn vị tư nhân đầu tiên đạt được thành tựu hạ cánh mềm xuống bề mặt Mặt Trăng và đưa robot đầu tiên của Mỹ đáp xuống hành tinh này trong năm thập kỷ kể từ sứ mệnh Apollo.

Thiết bị đáp có tên gọi Odysseus được phóng đi cùng tên lửa Falcon 9 của SpaceX vào khoảng 1h06 sáng 15/2, giờ địa phương (13h06, giờ Việt Nam).

IM-1 xuất phát chậm hơn dự kiến một ngày sau khi SpaceX phát hiện các sự cố nhiệt độ khi bơm nhiên liệu cho thiết bị này.

Odysseus sử dụng một loại động cơ methane và oxy hóa lỏng siêu lạnh mới, được kỳ vọng sẽ đủ năng lượng để đến đích nhanh hơn, tránh thời gian tiếp xúc kéo dài với vùng có bức xạ cao bao quanh Trái Đất.

Dù được phóng chậm hơn một ngày so với dự kiến nhưng tàu IM-1 vẫn sẽ đến bãi đáp Malapert A vào ngày 22/2, cách cực Nam của Mặt Trăng khoảng 300km.

NASA hy vọng sẽ dần xây dựng cơ sở hiện diện lâu dài tại đây, thu hoạch băng để lấy nước uống và nhiên liệu tên lửa như kế hoạch được vạch ra theo chương trình Artemis từ Mặt Trăng tới Sao Hỏa.

NASA đã chi cho Intuitive Machines 118 triệu USD để đưa về những mẫu vật phục vụ nghiên cứu khoa học nhằm hiểu hơn và hạn chế những nguy cơ môi trường đối với các phi hành gia.

Cơ quan này đặt mục tiêu đưa đoàn phi hành gia lên Mặt Trăng sớm nhất là vào năm 2026. Tàu cũng chở theo hàng hóa, trong đó có tập tài liệu kỹ thuật số về những kiến thức của loài người và 125 bản điêu khắc mini hình Mặt Trăng của nghệ sỹ Jeff Koons.

Sau khi đến điểm đáp, tàu tiếp tục vận hành thêm bảy ngày trước khi màn đêm bao phủ vùng cực Nam của Mặt Trăng khiến Odysseus vào trạng thái dừng hoạt động.

IM-1 là nhiệm vụ thứ hai theo sáng kiến Dịch vụ Tải trọng Thương mại Mặt Trăng (CLPS), được NASA thành lập để ủy thác các dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho khu vực tư nhân nhằm tiết kiệm và mở rộng cơ hội khai thác tiềm năng kinh tế của Mặt Trăng.

Sứ mệnh đầu tiên - tàu vũ trụ Peregrine do Astrobotic, có trụ sở tại Pittsburgh, thực hiện hồi tháng Một đã gặp sự cố bất thường về động cơ gây rò rỉ nhiên liệu và kết thúc bằng việc tự hủy trong bầu khí quyển Trái Đất.

Hạ cánh mềm trên Mặt Trăng là một nhiệm vụ đầy thách thức vì robot phải di chuyển trên địa hình nguy hiểm trong khi tín hiệu liên lạc với Trái Đất thường bị trễ vài giây.

Tàu phải sử dụng động cơ đẩy để hạ cánh có kiểm soát do bầu khí quyển Mặt Trăng không phù hợp với việc hạ cánh dùng dù hỗ trợ.

Trước thất bại của Astrobotic, hai sứ mệnh tư nhân khác cũng đã không đạt được kết quả như mong đợi. Beresheet của một tổ chức phi lợi nhuận Israel đã va chạm khi hạ cánh năm 2019 và sứ mệnh của công ty iSpace của Nhật Bản cũng rơi vào trạng thái tương tự năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Robotaxi của Tesla chính thức lăn bánh

Robotaxi của Tesla chính thức lăn bánh

Ngày 22/6, hãng xe điện Tesla đã chính thức triển khai dịch vụ robotaxi tại thành phố Austin, bang Texas (Mỹ), đánh dấu bước đi thương mại đầu tiên trong tham vọng phát triển xe tự hành của hãng và mở ra kỳ vọng về làn sóng tăng trưởng mới trong tương lai.

Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ

Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ

(GLO)- Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW đưa ra mô hình quản trị hiện đại, đồng bộ, thống nhất trong điều hành, tổ chức, triển khai; cơ chế giám sát, đánh giá theo thời gian thực nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết.

null