Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên bản đồ mới về Biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel ngày 5.9 tuyên bố Mỹ bác bỏ các yêu sách hàng hải bất hợp pháp được phản ánh trên bản đồ mới của Trung Quốc về Biển Đông.

Trong cuộc họp báo ngày 5.9, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho hay Mỹ lưu ý rằng bản đồ do Trung Quốc công bố gần đây "đã gây ra làn sóng phản đối từ các quốc gia bác bỏ các yêu sách lãnh thổ và hàng hải được mô tả trên đó".

"Đối với đường đứt đoạn ở Biển Đông được mô tả trên bản đồ mới, giống như nhiều quốc gia, chúng tôi bác bỏ các yêu sách hàng hải bất hợp pháp được phản ánh trên bản đồ đó và kêu gọi Trung Quốc giải quyết các yêu sách hàng hải của mình ở Biển Đông và các nơi khác một cách phù hợp với Luật biển quốc tế, như đã được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)", ông Patel nhấn mạnh, theo nội dung cuộc họp báo được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ông Patel còn nhấn mạnh "các yêu sách biển mở rộng và bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông" đã được tòa trọng tài quốc tế năm 2016 "nhất trí xác định là không phù hợp với luật pháp quốc tế theo các điều khoản giải quyết tranh chấp" của UNCLOS 1982.

Tàu cá Trung Quốc đánh bắt ở Biển Đông ngày 30.6. Chụp màn hình Straits Times

Tàu cá Trung Quốc đánh bắt ở Biển Đông ngày 30.6. Chụp màn hình Straits Times

Ngoài ra, trong một cuộc họp báo khác vào ngày 5.9, Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Pat Ryder cho hay ông nghĩ bản đồ mới của Trung Quốc là "sự tiếp nối của những gì chúng ta đã thấy từ Trung Quốc" là "những nỗ lực của họ nhằm cố gắng tạo ra một trạng thái bình thường mới và sau đó mong đợi các quốc gia khác tuân thủ trạng thái đó", theo nội dung cuộc họp báo được đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Vào ngày 31.8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc công bố cái gọi là "bản đồ tiêu chuẩn năm 2023", trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Bà Phạm Thu Hằng khẳng định: việc Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc công bố cái gọi là "bản đồ tiêu chuẩn năm 2023", trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thể hiện yêu sách đường đứt đoạn là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của mình được xác định theo UNCLOS 1982.

"Yêu sách chủ quyền và yêu sách biển dựa trên đường đứt đoạn như thể hiện trong bản đồ nói trên là vô giá trị, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982", bà Hằng nhấn mạnh.

Việt Nam khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của mình về vấn đề chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên đường đứt đoạn.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".