Mùa nấm mối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Năm nay, có lẽ do thời tiết thuận lợi nên nấm mối mọc 2 đợt. Đợt 1 vào tháng 6 vừa rồi, đợt 2 là mấy ngày vừa qua.

nam-moi-moc-trong-vuon-ca-phe-anh-nguyen-vo.jpg
Nấm mối mọc trong vườn cà phê. Ảnh: Nguyên Võ

Như thường lệ, sau cơn mưa chiều, sáng ra, tôi lại để mắt vào các bụi rậm thăm chừng nấm mọc. Những búp nấm vừa nhú xen lẫn đám nấm sắp bung dù. Nhìn những tai nấm óng mượt thân màu trắng, đầu màu xám tro, tôi khe khẽ đưa 2 ngón tay kẹp vào thân nấm gần gốc nhẹ nhàng nhổ bỏ vào rổ. Nhổ nấm phải khe khẽ nhấc lên cả rễ, không thể vội vàng bứt ngang thân hoặc kéo mạnh tay sẽ chỉ có được phần dù nấm. Nấm dai và ngon ở phần thân. Cứ vạch lá ủ nhổ hết chỗ này lại đến chỗ khác.

Hồi còn nhỏ, tôi thường theo má đi hái nấm sau cơn mưa. Hai má con say sưa nhổ, có khi được cả bao mang về. Má lựa những nấm búp hoặc vừa sắp bung dù mang ra chợ bán, số bị gãy giập thì xào lên, nêm gia vị để dành nấu canh ăn dần. Hồi đó, tôi thích nhất món nấm mối nấu với rau tập tàng. Một món canh dân dã quen thuộc, chỉ cần ra vườn hái một ít rau ngót, rau má, đọt rau dền...

Những tai nấm lớn thì ngắt đôi, nhỏ để nguyên, bắc chảo phi chút dầu phộng thả nấm vào xào đều, nêm gia vị đến khi nấm chín mới đổ nước vào để nấu canh, nước sôi vài phút bỏ rau vào canh lửa vừa chín tới nêm nếm vừa ăn.

Bữa cơm thanh đạm với món canh nấm rau tập tàng cần có thêm món muối ớt mới đủ vị. Tôi nhớ cối muối ớt giã cầu kỳ của ba. Khi giã chung muối và ớt đến nhỏ mịn, gắp than lửa đỏ bỏ vào cối thổi nhẹ cho hơi nóng tỏa đều cối, làm khô muối và ớt. Trút muối ra chén thành những hạt màu đỏ xanh của ớt, màu trắng của muối trộn đều rất bắt mắt. Múc bát canh vào chén và thưởng thức mùi hương thơm đặc trưng của nấm hòa quyện mùi rau tập tàng, vừa mềm vừa thơm.

Thập niên 80 của thế kỷ trước, khi tôi đi công tác ở cơ sở, mùa mưa thường ít việc nên anh em hay vào rừng tìm măng le, nấm các loại. Nhờ đó, tôi biết thêm một số loại nấm như nấm dai, nấm mọc trong bụi le, gọi là nấm le, nấm cối...

Đặc biệt hơn là nấm mối than, loại nấm búp nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay út, khi mới nhú lên toàn thân một màu xám nâu, khi bung dù mới thấy thân màu trắng xám. Khi nấu ăn cũng ngon ngọt hương vị như nấm mối trắng.

Còn một loại nấm cùng họ với nấm mối gọi là nấm gạo, thân nấm bé như đầu đũa con, khi bung dù giống như nấm mối than, chất lượng ngon như các loại nấm mối. Ngoài ra, nhiều loại nấm ăn được có màu trắng xám, thân dai, chỉ có người sành ăn mới phân biệt hết.

Tôi lần tìm lại những thông tin về nấm mối thì thấy, ngoài làm thức ăn còn có tác dụng như tăng cường đề kháng, ngăn ngừa ung thư… Ngày nay, nấm mối tự nhiên ít. Vậy nên, cứ mùa mưa đến, tôi lại trông chờ những tai nấm mối xuất hiện, nơi mảnh vườn nhà.

Có thể bạn quan tâm

Thời khắc thiêng liêng

Thời khắc thiêng liêng

(GLO)- Khi mâm cúng tất niên được bày biện tươm tất hay lễ cúng trừ tịch (cúng Giao thừa) hiện diện trong mỗi nếp nhà, có lẽ đó là những thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình.

Nhớ quê

Nhớ quê

(GLO)- Ai cũng có một tuổi thơ gắn liền với miền quê thân thương. Nơi đó có ba mẹ, anh chị em sum vầy, ríu rít tiếng cười, đầy ắp niềm vui. Đi qua những ngày cuối năm, một người con xa xứ như tôi lại bồi hồi tìm về ký ức xưa.

Ký ức yêu thương

Ký ức yêu thương

(GLO)- Những ngày trời lạnh như thế này, tôi thường có thói quen co ro trong chăn ấm và để ký ức thức dậy cùng biết bao kỷ niệm thời thơ ấu. Ký ức ngọt ngào, chan chứa yêu thương ấy luôn khiến lòng tôi mềm mại, ấm áp đến lạ kỳ.

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.