Mùa hoa đỏ Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- “Pơ lang hoa đốt lên những đốm lửa/Buôn làng ơi thức dậy giữa bình minh/Hoa của đất mọc từ mùa thương nhớ/Hoa tình yêu mang thông điệp lên trời/Chim chơ rao tháng ba về tìm bạn/Khúc ca mùa bừng cháy giữa trời xanh”.

Những câu thơ đặc tả một loài hoa đỏ của Tây Nguyên thường được gọi bằng cái tên mỹ miều là pơ lang hay mộc miên. Tôi không còn nhớ tên tác giả của những dòng thơ ấy, nhưng lại rất nhớ đến những buôn làng mình đã đi qua trong tháng ba Tây Nguyên như buôn Ju, buôn Mlah, làng Kon K’Tu… Nơi ấy, những cây hoa gạo đứng thẳng mình lặng im trong gió sau khi trút lớp lá xanh cho mùa đông đi qua và giờ đây chỉ để lại những bông hoa đỏ như những vì sao sáng, khoe sức sống mới.

Cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên xem pơ lang là cây thiêng, là linh hồn của làng buôn mình. Ngoài hình ảnh ngọn núi, con sông, con suối thì tâm hồn của bao chàng trai, cô gái khi đi xa luôn nhớ đến mùa hoa đỏ như ngọn lửa cao nguyên ấy. Đó là loài hoa đẹp, cứng cáp và tượng trưng cho lòng thủy chung.

Nhạc sĩ Đức Minh trong những năm đầu chống Mỹ đã sáng tác bài ca nổi tiếng “Em là hoa Pơ lang” được ca sĩ Rơ Chăm Pheng thể hiện lúc bấy giờ khiến bao trái tim thổn thức luôn hướng về Tây Nguyên yêu quý: “Tây Nguyên ơi! Hoa rừng bao nhiêu thứ/Cánh hoa nào đẹp nhất rừng/Tây Nguyên ơi! Anh có nhớ buôn làng/Nhớ người con gái/Nhớ cánh hoa pơ lang/Đẹp nhất rừng Tây Nguyên…”.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Nhà báo, nhà thơ Đặng Bá Tiến ở Đak Lak có nhắc đến một truyền thuyết mà chính ông Ama Kông-người săn voi rừng nổi tiếng, khi còn tại thế đã kể câu chuyện về loài hoa đẹp nhất Tây Nguyên này.

Đây là mối tình đẹp của chàng trai và cô gái của buôn làng Tây Nguyên. Chàng trai trong lúc thay dân làng lên trời để hỏi chuyện mưa nắng thất thường khiến dân làng khốn khổ thì được giữ lại để giúp việc cho thần Sấm. Cô gái ngày ngày ngóng trông chàng trai mãi chẳng trở về.

Vì cảm thương mối tình thủy chung, Yàng đã thực hiện ước nguyện của cô gái, biến cây nêu ấy thành cây pơ lang bám rễ sâu vào lòng đất và dải băng đỏ trên cánh tay nàng thành loài hoa đẹp để chàng trai có thể nhận ra nàng.

Cuối tháng ba, đầu tháng tư hàng năm, Tây Nguyên bắt đầu chuyển mùa với những tiếng sấm báo hiệu cho cơn mưa đầu mùa. Và, người dân cũng bắt đầu cho chu kỳ gieo hạt mới, mùa phát rẫy làm nương: “Tháng ba, mùa con ong đi lấy mật/Mùa con voi xuống sông hút nước/Mùa em đi phát rẫy làm nương/Anh vào rừng đặt bẫy cài chông…” (Tháng ba Tây Nguyên-nhạc sĩ Văn Thắng, thơ Thân Như Thơ).

Bên cạnh đó, trong các lễ hội lớn của các dân tộc ở buôn làng, người ta thường trồng một nhánh cây pơ lang bên cạnh cây nêu, khi đến lúc hạ nêu, người làng đem nhánh pơ lang này trồng ở bìa làng. Và các thành viên cộng đồng tin rằng, khi nhánh pơ lang đâm chồi nảy lộc, lớn lên như thổi thì buôn làng sẽ phát triển, mưa thuận gió hòa, lúa bắp chật kho, heo gà đầy sân, người người ấm no, hạnh phúc…

Như vậy, câu chuyện tình nói trên gắn với tập tục văn hóa của cư dân trong mùa tháng ba tươi đẹp, có hoa pơ lang đỏ rực giữa góc trời đại ngàn hùng vĩ, cũng là mùa của tình yêu đôi lứa chớm nở như đóa hoa kia đang khoe sắc thắm khắp núi đồi.

Có thể bạn quan tâm

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

(GLO)- Khu chợ Bà Định (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đông đúc kẻ bán người mua với đủ thực phẩm tươi rói vào sáng sớm. Vậy nhưng, hàng thạch sương sâm của bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại 34/25 Hoàng Sa, TP. Pleiku) luôn có sức hút đặc biệt. Dù nắng hay mưa, hàng của bà luôn bán hết trước 8-9 giờ sáng.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Bước chạy trong mây

Bước chạy trong mây

Một cuốc chạy bộ ngẫu hứng, từ bờ biển Mân Thái lên đỉnh Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) cho tôi vỡ ra nhiều điều. Tôi tự nhủ mình đang có những bước chạy trong mây...

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoài niệm thư tay

(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Mưa thu

Mưa thu

(GLO)- Mùa thu bao giờ cũng đem đến nhiều xúc cảm, nhất là khi thư thái ngồi lại cùng những cơn mưa.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.