Mùa hè của con

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tôi mong ngóng những ngày hè để về với ngôi làng trên núi và vui chơi cùng con. Ngày hè, tiết trời Tây Nguyên thật dễ chịu, ngày nắng, đêm mưa, cộng với cây cối xanh tươi từ những đợt mưa đầu làm dịu đi cái nắng. Nghỉ hè cùng con, tôi nhớ đến mùa hè của mình thuở trước.
Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Hồi đó, chúng tôi chưa biết học thêm hay thiết bị điện tử. Chúng tôi cứ đợi mùa hè để vui chơi suốt ngày. Sáng sớm, dưới gốc cây, chúng tôi bày biện chơi đồ hàng. Những chiếc xoong nồi bằng nhựa được dùng để nấu món ăn từ nguyên liệu là đám hoa cỏ trong vườn và đất cát. Cũng có khi, tôi lén mẹ lấy gạo ra, bắc gạch chụm lửa nấu cơm ngoài vườn nhưng đa phần là ăn… cơm sống.

Những buổi trưa trốn ngủ, bọn trẻ chúng tôi kéo nhau đi chơi, tiếng cười vang ngõ nhỏ, vọng ra tới bờ sông nước ăm ắp mát trong. Có trưa khác, chúng tôi rủ nhau trèo lên cây bạch đàn hái củi đến quên thời gian, chiều muộn cả hội lò dò về. Biết là sẽ bị đánh vài roi nhưng vẫn thích mê với các trò trốn tìm, bắn bùm. Để nhẹ đòn, bớt đi vài vết lằn từ cái roi mây của mẹ, trong khi chơi, tôi tranh thủ kiếm một bó củi nhỏ, bó ngay ngắn, khi nào trở về thì nhớ cõng theo.

Thi thoảng, tôi lại kể về những ký ức tuổi thơ trong trẻo ấy cho các con nghe và luôn thầm nghĩ, các con cũng cần có những ký ức đáng yêu như thế. Vậy là, cứ đến hè, thế nào tôi cũng dành thời gian đưa con về quê. Ở quê, tôi dẫn con ra đồng, mang theo cái xô nhỏ để bắt ốc cho gà, vịt. Đầu cánh đồng, gốc cây đa tỏa bóng như chiếc ô lớn.

Bọn trẻ ái ngại khi lần đầu cho chân xuống bùn, rụt rè đưa tay xuống nước bắt con ốc đang giương mắt nhìn hay lẩn trốn xuống bùn chỉ còn bong bóng sủi tăm. Nhưng được sự cổ vũ của mẹ, phút chốc, chúng đã lấm lem bùn đất. Con trai tôi sau một lúc thì cho luôn đám ốc vào vạt áo. Còn bé gái bị ngã ở bờ ruộng, vừa khóc tu tu kêu đau, nhưng thấy anh bắt ốc vui quá nên cũng tiếp tục lội xuống. Khi đám trẻ đã lấm lem hết cả, tôi dắt ra giọt nước phía đầu nguồn cánh đồng. Đi trên bờ ruộng nhỏ xíu, đầy gai cũng là thử thách đối với bọn trẻ vì bước chân nhỏ nhắn, ánh mắt cứ mải nhìn theo con ốc, bông hoa, bờ cỏ trên lối đi.

Tôi biết, những kỷ niệm về mùa hè tươi mát sẽ ở lại rất lâu trong ký ức của con. Bởi lẽ, tôi cũng từng là trẻ con và đến nửa cuộc đời, tôi vẫn nhớ lại những ngày hè như thế. Vì thế, tôi chọn đi cùng con những ngày hè, cùng ngồi dưới bóng cây cổ thụ, nói với con những lời yêu thương hay là dắt tay nhau trong những buổi hoàng hôn, đi về phía làng, nơi những sợi mây lẫn với sợi khói vấn vít phía nhà sàn, hướng con nghĩ suy về nguồn cội. Để mai này, khi lớn lên, con sẽ nhớ về tuổi thơ với những gì thân thương, tươi đẹp nhất.

Có thể bạn quan tâm

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Thương những tàn phai

(GLO)- Giao mùa, khi làn gió mang hơi lạnh ào qua, những chiếc lá khô bứt khỏi cành rơi lả tả. Một chiếc lá rơi, một cánh hoa tàn, một buổi chiều nhạt nắng tạo nên khung cảnh tịch liêu với vẻ đẹp rất riêng. Có người bảo đó là cái đẹp của sự tàn phai.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.