Mưa bụi tháng Giêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng Giêng chầm chậm thả nhớ bên trời bằng những làn mưa bụi lất phất bay trong cơn gió se lạnh dịu dàng, bâng khuâng. Mưa bụi mỏng tang dệt nên từ những hạt ngọc bé li ti đan thành tấm khăn choàng mỏng buông lơi, e ấp. Ngỡ ngàng trong phút giây, ta đưa tay chạm khẽ, rất mơ hồ, màn mưa tan biến…
Mỗi vùng miền trên dải đất hình chữ S này, mưa được xem như là… đặc sản theo mùa, theo tháng. Mưa dầm xứ Huế dai dẳng. Mưa phùn gió bấc xứ Bắc độ đông. Và mưa bụi giăng giăng lúc giêng hai bắt đầu khẽ khàng chạm gót khắp phố núi Pleiku… Mỗi cơn mưa đều phả vào lòng người những nỗi nhớ, những kỷ niệm để tâm hồn chợt rung lên xao xuyến hay lặng thầm nương theo tiếng mưa rơi mùa cũ.
Không biết tự bao giờ, những làn mưa bụi bay bay, vấn vương chỉ đủ ướt mái đầu trần, đủ để làm mặt đường dịu lại trước những cơn gió hanh khô, đủ để phả vào không gian một màn sương mỏng, nhẹ nhàng đã làm tôi mê đắm. Đứng trước hiên nhà, nhìn không gian xung quanh được bọc hờ trong làn mưa bụi mà lòng nghĩ về ngụ ý của thiên nhiên. Mùa xuân nồng nàn, tươi mới thêm những làn mưa bụi tạo nên sự diệu kỳ của đất trời. Những cơn mưa bụi tháng Giêng trở thành sứ mệnh đánh dấu cho nét đặc trưng của sự khởi đầu một an thái.
Những ngày đầu năm, đất trời thường trở nên êm ả, dịu dàng trong sắc mây giăng, trong màn sương mỏng, trong cái nắng vàng ươm tan loãng dần trước không gian mỏng, nhẹ và mơ hồ. Đi giữa làn mưa bụi, ta sẽ cảm nhận được sự khác lạ bởi hiện tượng thời tiết một năm chỉ xảy ra vài lần. Ấy là chút bâng khuâng không phải là sương bay mà là sương giăng nỗi nhớ khắp nẻo về. Ấy là chút nghi ngờ không phải là mây trôi mà là mây lơ đãng, vô tình giữa muôn lối thênh thang. Đêm tháng Giêng mưa bụi, dắt ta đi theo bước chân thời gian giữa không gian nhu mì và yên tĩnh, để cõi lòng tịnh độ buông câu, vớt chút nỗi niềm xưa cũ, thấp thoáng giữa nhân gian là được mất, buồn vui từ xa xưa đến nay vẫn vậy.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Mưa bụi giêng hai rải khắp đất trời, giục mầm hoa cỏ ngác ngơ bật dậy, đánh thức bãi biền xanh tốt, rặng cây khẳng khiu một sớm cựa mình, khắp bến nước triền sông cũng dậy niềm hân hoan, tươi mới.  Tôi không nghĩ rằng tôi phải nhớ, phải miên man khi giêng hai vẫn về theo mỗi độ mà tịnh tâm, an bằng trước làn mưa mỏng chênh chao. Khúc hát thời gian gieo bao nỗi niềm bừng thức để thầm thì sâu lắng, để thương nhớ, nồng nàn.
Tôi đi về phía nhớ, phía hoa cải lên ngồng, sắc vàng mơ khảm vào chiều bao nhung nhớ, dưới làn mưa bụi, hoa khẽ rùng mình. Tôi biết rằng, dẫu mưa bụi giăng đầy nhưng cánh đồng quê vẫn xanh rì sắc lúa, luống rau vẫn vươn lên trước cái lạnh sẽ sàng. Ừ thì mưa bụi. Vạn vật vẫn cứ hân hoan, những chồi non trải qua ngày đông giá cũng đã thầm thì, sự sống căng tràn qua nõn búp rung rung đón hơi xuân.
Tôi đi về phía cánh đồng lòng chợt lâng lâng khi ghé mắt xuống luống đất vừa xới cho tơi xốp. Mưa bụi ân cần nâng giấc và ru êm hạt giống nguyên lành, để một sớm kia cựa mình, tách vỏ, rồi dần dần mầm xanh lách mình qua khe đất nâu vươn lên kiêu hãnh. Tôi ngồi xuống nâng niu từng mầm xanh để biết chắt chiu những cuộc đời trên hành trình đi về phía trước. Cũng từ hạt mưa rơi xiên này, tôi biết quý hơn xóm nhỏ lặng thầm, ngõ xưa, tường cũ, cổng làng rêu phong… Nơi ấy có mẹ có cha, có tiếng gà xôn xao nhảy ổ. Một buổi sớm mờ sương mưa bụi giăng màn, mọi hoạt động trong căn nhà thân yêu đều nhẹ nhàng, thư thái.
SƠN TRẦN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.