Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi, phòng bệnh ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết cúm mùa là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền rất cao; một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi.

Theo thông tin từ Trung tâm tiêm chủng VNVC, ngay từ ngày 1.2 (mùng 4 tết), khi hệ thống tiêm chủng này hoạt động trở lại, tỷ lệ trẻ em và người lớn đến tiêm vắc xin cúm tăng hơn 50% so với những ngày cận tết, cao điểm nhất là ngay sau thông tin một nữ diễn viên qua đời vì mắc bệnh cúm mùa, biến chứng viêm phổi.

Cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh

Bác sĩ Chính cho biết, cúm mùa do virus cúm (Influenza virus) thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với hai nhóm phổ biến gồm A (chiếm khoảng 75% ca bệnh) và B (chiếm khoảng 25%).

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê mỗi năm có khoảng một tỉ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng, 290.000 đến 650.000 trường hợp tử vong. Tại một số quốc gia, bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh. Như Nhật Bản ghi nhận số nhiễm cúm tăng vào quý 4 hằng năm, trong đó cuối năm 2024 và đầu năm 2025 ghi nhận số nhiễm cao kỷ lục.

Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm, trong đó năm 2024 ghi nhận hơn 287.000 ca mắc, 8 ca tử vong.

Mầm bệnh có thể tồn tại hàng giờ ở bên ngoài môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm thấp. Từ 0 đến 4 độ C, virus có thể sống trong vòng vài tuần. Ở âm 20 độ C và đông khô, virus sống đến vài năm.

Tiêm vắc xin là một trong những cách phòng cúm hiệu quả
Tiêm vắc xin là một trong những cách phòng cúm hiệu quả

Triệu chứng thường gặp

Theo bác sĩ Chính, cúm thường diễn biến với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… có nguy cơ cao trở nặng hơn. Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi.

Bác sĩ Chính giải thích bệnh nhân có thể mắc viêm phổi do virus cúm hoặc kèm theo bội nhiễm virus, vi khuẩn khác như phế cầu hoặc tụ cầu vàng. Ví dụ, người bệnh vừa bội nhiễm virus cúm và phế cầu khuẩn, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên gấp 8 lần.

Khi trở nặng, người bệnh xuất hiện cơn khó thở, thở nhanh, mệt lả, tím tái môi, lơ mơ. Nhóm nguy cơ cao đối diện nguy cơ tăng nặng bệnh nền, tổn thương đa cơ quan, suy cơ tim, suy hô hấp dẫn tới tử vong.

Cách phòng cúm

Cũng theo bác sĩ Chính, cách phòng bệnh cúm hiệu quả là tiêm chủng vắc xin hằng năm, đặc biệt ở nhóm có bệnh mạn tính, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Vắc xin giúp giảm tỷ lệ nhập viện, nguy cơ trở nặng, tử vong do cúm.

Các nghiên cứu cho thấy, những người đã tiêm vắc xin cúm có nguy cơ phải vào viện chăm sóc đặc biệt (ICU) thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong do cúm thấp hơn 31% so với người chưa tiêm. Ở người cao tuổi và mắc bệnh nền, vắc xin giúp giảm 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Tiêm cúm giúp thai phụ giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 72% nguy cơ trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện do cúm.

Bác sĩ Chính lưu ý ngoài phòng cúm, các bệnh như sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết, ho gà, não mô cầu, viêm não Nhật Bản… cũng có xu hướng gia tăng vào mùa xuân, người dân nên chủ động phòng ngừa.

Để tăng hiệu quả phòng bệnh lây qua đường hô hấp, bác sĩ Chính khuyến cáo bên cạnh biện pháp vắc xin, người dân cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, vệ sinh mũi họng hằng ngày. Mỗi người giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, hoặc người nghi ngờ mắc bệnh. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, tránh tự điều trị theo mẹo dân gian khiến bệnh trở nặng.

Theo M.Phúc (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Cảnh báo nguy cơ tăng nhồi máu cơ tim dịp Tết

Gia Lai: Cảnh báo nguy cơ tăng nhồi máu cơ tim dịp Tết

(GLO)- Trong 10 ngày, Khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tiếp nhận và can thiệp tim mạch cho 19 ca nhồi máu cơ tim cấp. Dự báo trong dịp Tết, số trường hợp nhồi máu cơ tim nhập viện sẽ còn tăng, do đó, Khoa Tim mạch chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cấp cứu, điều trị người bệnh.

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ dị vật đường thở ở trẻ dịp tết

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ dị vật đường thở ở trẻ dịp tết

(GLO)- Tết đến, hầu như nhà nào cũng có bánh trái, các loại hạt, thạch rau câu…để đãi khách. Đây là dịp trẻ con được ăn bánh, kẹo thỏa thích mà không sợ bị ba mẹ la mắng. Tuy nhiên, nhà có trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý việc trẻ có thể bị hóc các loại hạt, kẹo, thạch rau câu…dịp Tết.

3 loại thịt tốt nhất nên ăn dịp tết

3 loại thịt tốt nhất nên ăn dịp tết

Thịt là thành phần quan trọng trong nhiều chế độ ăn lành mạnh, đặc biệt là những người tập luyện thể dục, chơi thể thao. Đây là nguồn cung cấp protein và dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Một số loại thịt sẽ tốt hơn những loại khác.

Đak Đoa tiếp nhận 115 đơn vị máu an toàn

Đak Đoa tiếp nhận 115 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Ngày 26-1, tại thị trấn Đak Đoa (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Đak Đoa phối hợp với Khoa huyết học- truyền máu (Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức buổi hiến máu khẩn cấp với sự tham gia của gần 150 người dân trên địa bàn huyện.

Gia Lai: Các cơ sở y tế sẵn sàng khám chữa bệnh, cấp cứu dịp Tết

Gia Lai: Các cơ sở y tế sẵn sàng khám chữa bệnh, cấp cứu dịp Tết

(GLO)- Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, người dân Gia Lai nói riêng, cả nước nói chung được nghỉ 9 ngày. Nhằm đảm bảo công tác y tế, khám chữa bệnh cho người dân trong dịp Tết, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện, sẵn sàng thu dung, điều trị người bệnh.